Dừa giảm tỷ lệ đậu trái thường được nông dân gọi là hiện tượng “dừa treo”. Nhóm dừa cao thường xảy ra từ tháng 9 đến tháng 10, còn nhóm dừa lùn vào khoảng tháng 3 – 4 hàng năm. Boron cần cho sự nảy mầm của hạt phấn, tăng trưởng của ống phấn, rất cần cho hình thành tế bào và hạt giống. Kết quả nghiên cứu trên 2 giống dừa gồm dừa cao (sáp xanh, ta xanh), dừa lùn (xiêm lửa, xiêm lục, xiêm xanh) trồng tại xã Long Đức, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh cho thấy tổng tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn đều đạt trên 50% khi bổ sung boric acid nồng độ 10 ppm ở cả 5 giống dừa sau khi cấy 36 giờ. Bổ sung nồng độ boric acid cao hơn 10 ppm thì có khuynh hướng giảm nảy mầm của hạt phấn nhưng chỉ có có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức ở dừa sáp xanh và xiêm lục. Nồng độ boric acid phun không ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu trái dừa xiêm lục khi trùm hoặc không trùm phát hoa sau 30 ngày phun. Không trùm phát hoa có tỷ lệ đậu trái sau 30 ngày cao hơn so với trùm phát hoa.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên