Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
1 (2023) Trang:
Tạp chí: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tưới nước tiết kiệm và sử dụng nước nhiễm mặn tưới cho cây trồng có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm gia tăng hiệu quả sử dụng nước trong canh tác nông nghiệp dưới tác động của khô hạn và xâm nhập mặn. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của tưới nước nhiễm mặn và ẩm độ đất lên sinh trưởng và năng suất cây mè. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 2 nhân tố: độ mặn nước tưới (nồng độ 0‰, 0,5‰ và 1,5‰) và độ ẩm đất (60%, 70%, 80% và 90% lượng nước thủy dung ngoài đồng (FC), mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Kết quả nghiên cứu ghi nhận, tưới nước nhiễm mặn ảnh hưởng đến dung trọng và độ xốp của đất, gia tăng hàm lượng natri hòa tan và trao đổi trong đất, đồng thời ảnh hưởng bất lợi đến tất cả giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây mè. Việc duy trì ẩm độ đất ở mức thấp (60% FC) không làm ảnh hưởng đến chiều cao và số cặp lá, nhưng có ảnh hưởng đến thành phần năng suất, sinh khối và năng suất của cây mè. Tưới nước nhiễm mặn 1,5‰ và duy trì ẩm độ đất từ 60 - 70% FC cho kết quả tỉ lệ trái lép trên cây mè là cao nhất, dẫn đến ảnh hưởng năng suất cây mè thấp hơn các nghiệm thức còn lại. Mặc dù độ mặn của nước tưới cao đã ảnh hưởng bất lợi cả sự nảy mầm, sinh trưởng, thành phần năng suất và năng suất của cây mè, nhưng duy trì ẩm độ đất từ 80 - 90% FC hạn chế được tác động bất lợi của mặn lên sinh trưởng và phát triển của cây. Cần tiến hành nghiên cứu tiếp theo để đánh giá và kiểm tra các kết quả ở điều kiện thực tế đồng ruộng.

Các bài báo khác
Tập 56, Số CĐ Khoa học đất (2020) Trang: 159-168
Tải về
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...