Agricultural production and food production of the Mekong Delta have been forecasted to be greatly affected in the future due to climate change and impacts of saline intrusion. Practical strategies are needed in integrated management of land and crops to ensure food security. Field experiments in this study were conducted on triple rice cultivation farms in U Minh Thuong district, Kien Giang province and Thanh Phu district, Ben Tre province. These areas are at risk of water shortage and saline intrusion in the annual dry season. The experiments were conducted in a randomized complete block design of 4 treatments and 4 replicates. These treatments used soil improvement products including organic fertilizer, biochar and silica with the aim of maintaining soil quality and crop productivity in production compared to a control treatment. Results of field experiments showed that biochar application (10 tons/ha/crop) resulted in improvement of organic and available nitrogen content (18.7 mg N/kg) while application of sugarcane filter cake compost (5 tons/ha/crop) was only recorded its effect on the growth of rice compared to the control and silicon fertilizer treatments. Rice yields of experimental treatments were not significantly different after one studied cropping season. Further studies are needed to evaluate residual effects of these products on increasing the crop yield in cultivated areas predicted likely to be affected by drought and salinity in the future.
TÓM TẮT
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được dự báo sẽ bị ảnh hưởng rất lớn trong tương lai do biến đổi khí hậu và tác động của xâm nhập mặn. Quản lý tổng hợp đất đai và cây trồng để đảm bảo nền nông nghiệp được thích ứng là thực sự cần thiết. Nghiên cứu này được triển khai trên nền đất canh tác lúa 3 vụ, bị nhiễm mặn ở huyện U Minh Thượng và Thạnh Phú của hai tỉnh Bến Tre và Kiên Giang, với 4 nghiệm thức và 4 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Các chế phẩm cải tạo đất bao gồm phân hữu cơ sản xuất từ bã bùn mía (PHC), than sinh học (biochar) và phân silic được sử dụng nhằm mục tiêu duy trì chất lượng đất và năng suất lúa. Bón than sinh học 10 tấn/ha/vụ cải thiện có ý nghĩa về hàm lượng đạm hữu dụng (18,7 mg N/kg) và chất hữu cơ trong đất, trong khi bón PHC 5 tấn/ha/vụ chỉ có hiệu quả lên sự sinh trưởng của cây lúa so với nghiệm thức đối chứng và bón phân silic. Năng suất lúa của các nghiệm thức chưa có sự khác biệt ý nghĩa qua một vụ thí nghiệm. Cần có những nghiên cứu tiếp theo để đánh giá hiệu quả lưu tồn của biochar và compost lên năng suất của cây trồng ở vùng được dự báo bị khô hạn và nhiễm mặn trong tương lai.
Trích dẫn: Đặng Duy Minh, Trần Bá Linh, Trần Anh Đức và Châu Minh Khôi, 2020. Hiệu quả của chế phẩm cải tạo đất trong cải thiện đặc tính đất và sinh trưởng của lúa trong điều kiện đất nhiễm mặn. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học đất): 159-168.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên