Nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ C/N thích hợp cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) tốt nhất bằng công nghệ biofloc. Nghiên cứu gồm 5 nghiệm thức bổ sung đường cát với tỉ lệ C/N khác nhau lần lược là 12,5; 15; 17,5; 20 và nghiệm thức không bổ sung làm đối chứng, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Bể ương tôm bằng composite có thể tích 500 lít và nước ương có độ mặn 12‰. Ấu trùng tôm được ương với mật độ 60 con/L và được cho ăn bằng Artemia và thức ăn nhân tạo. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 35 ngày ương, tôm ở nghiệm thức tỉ lệ C/N bằng 17,5 cho kết quả tăng trưởng chiều dài PL-15 cao nhất (11,8 ± 0,1 mm) khác biệt có ý nghĩa thống kê ở p < 0,05 so với nghiệm thức đối chứng. Tỷ lệ sống (56,8 ± 1,9%) và năng suất (34.080 ± 1.111 con/m3 ) tôm PL-15 cao nhất ở nghiệm thức tỉ lệ C/N bằng 17,5 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Vì vậy, có thể kết luận rằng, tỉ lệ C/N bằng 17,5 là tốt nhất cho ương ấu trùng tôm càng xanh bằng công nghệ biofloc.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên