ABSTRACT
The eggs of toy beetle hatch in 9-15 days, the larvae feed and grow from 270 to 300 days before enter a 7-15 day prepupal stage. Pupae are formed in the soil where the larvae feed. The pupal stage lasts 15-28 days. Adults remain in the pupal cells 15-21 days before emerging and flying to mango or cashew plants to feed. The beetles are very active in the night and hide in shrubs during the day. Adult may live 21-32 days and each female lays 15-17 eggs during the lifetime. The life cycle of toy beetle (Lepiodota cochinchinae Brenske) is from 9 to 12 months.
Under laboratory condition, the isolates of Metarhizium anisopliae and Beauveria bassiana at a concentration of 10^8conidia.mL-1 killed larvae of the toy beetles. Cumulative mortality caused by Metarhizium anisopliae isolates of Ma7-CT, Ma12-TV and Ma13-TV may effectively control the toy beetles above 70% at 28 days after treatment with dose 10^8conidia.mL-1. The Beauveria bassiana isolates also may effectively control toy beetles. The mortality of Bb3-CT, Bb4-CT and Bb9-CT is over 72 % at 28 days after treating.
Keywords: Entomopathogenises, peanut, corn, toy beetle, Lepiodota cochinchinae Brenske
Title: Research on biological characteristics of Lepidiota cochinchinae
Brenske ground scrubs on peanut & corn roots and efficacy of
Metarhizium anisopliae Sorokin, Beauveria bassiana Vuillemin
entomopathogenic fungi on this pest
TóM TắT
Giai đoạn trứng của sùng đất nở sau 9-15 ngày, ấu trùng gây hại bằng cách cắn phá rễ cây trồng, phát triển trong thời gian rất dài từ 270 đến 300 ngày và chuẩn bị hóa nhộng từ 7-15 ngày. Nhộng nằm sâu trong đất tại nơi mà ấu trùng gây hại, giai đoạn nhộng từ 15 đến 28 ngày, sau đó vũ hóa thành thành trùng. Sau khi vũ hóa, thành trùng sống và hoạt động vào ban đêm, ban ngày chúng thường ẩn mình vào những lá cây xoài, điều, thức ăn của thành trùng là lá cây xoài, điều. Thành trùng sống từ 21 đến 32 ngày, mỗi thành trùng cái đẻ từ 15 đến 17 trứng. Vòng đời của sùng đất (Lepiodota cochinchinae Brenske) kéo dài 9 đến 12 tháng.
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, các chủng nấm Metarhizium anisopliae và Beauveria bassiana với nồng độ sử dụng là 10^8bào tử/mL có khả năng phòng trừ sùng đất. Độ hữu hiệu của các chủng nấm Ma7-CT, Ma12-TV và Ma13-TV có hiệu quả phòng trừ sùng đất trên 70% và các chủng nấm Bb3-CT, Bb4-CT và Bb9-CT trên 72% sau 28 ngày xử lý ở nồng độ 10^8bào tử/mL.
Từ khóa: nấm ký sinh côn trùng, đậu phộng, sùng đất, Lepiodota cochinchinae Brenske