Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
8 (2020) Trang: 214-221
Tạp chí: Tạp chí Xây dựng Việt Nam
Liên kết: 0866-8762

Mục tiêu nghiên cứu đánh giá hiện trạng diễn biến đường bờ biển và ảnh hưởng của sạt lở đê biển thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Phương pháp chồng bản đồ qua các năm 2006, 2014 và 2018 được thực hiện nhằm đánh giá diễn biến thay đổi đường bờ; kết hợp với khảo sát thực địa, đo sóng tại hai vị trí đại diện để đánh giá diễn biến sóng vào bờ và hiệu quả giảm sóng của rừng. Các số liệu thứ cấp được thu thập nhằm đánh giá thiệt hại do sạt lở. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bờ biển Vĩnh Châu nằm trong tình trạng cần thiết phải có các giải pháp bảo vệ. Khu vực xói lở (không cố định và cố định) dài lần lượt là 18km và 5km. Mỗi năm lấn sâu vào đất liền từ 10÷15m/năm và chiều sâu xói lở năm sau cao hơn năm trước, làm mất dần rừng phòng hộ và gây lở đê. Kết quả đo sóng cho thấy hiệu quả giảm chiều cao sóng của tuyến rừng so với tuyến đê. Tại tuyến đê, hiệu quả giảm sóng ứng với H­­­max vào khoảng 36,8%, 1/10 H­­­max vào khoảng 34,4%, và đạt khoảng 26,4% ứng với 1/3 H­max. Tại tuyến rừng, chiều cao sóng giảm trên 50% khi đi qua rừng ngập mặn, ứng với H­­­max vào khoảng 62,3%, 1/10 H­­­max vào khoảng 55,3%, và đạt khoảng 54% ứng với 1/3 H­­­max của các số liệu đo đạc tại thực tế. Kết quả nghiên cứu dựa trên dữ liệu đo đạc trong một khoảng thời gian ngắn, do đó chưa thể kết luận về hiệu quả giảm sóng của rừng trong trường hợp sóng lớn. Vì vậy, cần quan trắc liên tục hoặc theo các mùa gió khác nhau để có đánh giá chính xác hơn về hiệu quả giảm sóng của rừng.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...