Các hợp chất ức chế enzyme histone deacetylase (HDAC) đang được quan tâm như các hợp chất dẫn đường mới mang hoạt tính chống ung thư mạnh mẽ trong các thử nghiệm tiền lâm sàng và thử nghiệm lâm sàng. Hydroxamic acid được biết đến là các chất ức chế HDAC, chúng đã được chứng minh là có đặc tính chống ung thư mạnh mẽ đối với các bệnh ung thư ở người. Trong số 18 loại enzyme HDAC, HDAC nhóm I và II được coi là mục tiêu điều trị trong các loại bệnh khác nhau bao gồm ung thư và nhiễm ký sinh trùng. Trong nghiên cứu này, các tương tác của các dẫn xuất cinnamoylhydroxamic acid và benzohydroxamic acid với enzyme HDAC nhóm I và II được mô tả bằng việc gắn kết từng hợp chất vào vùng hoạt động thông qua phần mềm Autodock4Zn. Hiện tại vẫn chưa có tài liệu công bố về mô hình docking phân tử hoặc các mô hình đồng kết tinh giữa các dẫn xuất này với enzyme HDAC. Do đó, nghiên cứu này là tiền đề xác định các khung hóa học tiềm năng để ức chế chọn lọc HDAC nhóm I và II, làm cơ sở phát triển các dẫn xuất tương tự góp phần vào việc tìm kiếm các chất chống ung thư tiềm năng.
Trích dẫn: Nguyễn Cường Quốc, Huỳnh Như Thảo, Nguyễn Thị Huỳnh Trang, Đặng Thị Thu Thảo, Huỳnh Thanh Ngân, Trần Nguyễn Gia Huy, Nguyễn Hồng Thi, Võ Thị Như Ý, Hà Thị Kim Quy, Lê Thị Bạch, Nguyễn Trọng Tuân, Bùi Thị Bửu Huê và Trần Quang Đệ, 2020. Thiết kế, tổng hợp và đánh giá khả năng ức chế enzyme histone deacetylase (HDAC) in silico của một số dẫn xuất tương tự belinostat. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học tự nhiên)(2): 1-9.
Trích dẫn: Nguyễn Cường Quốc, Nguyễn Trọng Tuân, Bùi Thị Bửu Huê và Trần Quang Đệ, 2020. Nghiên cứu tương tác của vorinostat với enzyme HDAC8 (1T67) bằng Autodock. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(6A): 77-88.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên