Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Tập 56, Số CĐ Khoa học đất (2020) Trang: 145-152
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận bài: 16/01/2020
Ngày nhận bài sửa: 12/02/2020

Ngày duyệt đăng: 11/05/2020

 

Title:

The effects of organic fertilizer on yield and quality of rice in the Mekong Delta

Từ khóa:

Chất lượng, năng suất lúa, phân hữu cơ, phân hóa học

Keywords:

Chemical fertilizer, organic fertilizers, quality, yield

ABSTRACT

This study is aimed to evaluate the effect of organic fertilizer combined with chemical fertilizer, especially nitrogen fertilizer. Nitrogen fertilizer was reduced from 20%-100% replaced by organic fertilizer. The studies have been recorded on the productivity and quality of rice, as well as comparing the effectiveness of the cultivation model as compared with applying completely chemical fertilization (100% NPK) as recommended or farm which was cultivated by farmers. The results showed that in substitution of chemical fertilizer (Nitrogen) from 30-60% through organic fertilizer had given rice yield and economic efficiency to increase higher when applied chemical chemistry (100% NPK) as recommended and cultivation of farmers. In addition, the results were also recorded when applying organic fertilizer that reduces residue of pesticide in rice grains at harvested time.

TÓM TẮT

Nghiên cứu của Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của phân hữu cơ đến năng suất lúa và chất lượng lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long trong vụ Đông Xuân 2016-17, Hè Thu 2017 và Đông Xuân 2017-2018. Các nghiên cứu áp dụng phân hữu cơ có kết hợp phân hóa học, trong đó đặc biệt là phân đạm được giảm từ 20-100% thay thế bằng phân hữu cơ. Các nghiên cứu đã đánh giá về năng suất, chất lượng lúa gạo, cũng như so sánh hiệu quả của các mô hình canh tác so với đối chứng bón hoàn toàn phân hóa học (100% NPK) theo khuyến cáo hoặc mô hình là của nông dân. Kết quả các nghiên cứu cho thấy khi thay thế phân hóa học (đạm) từ 30-60% nhờ vào phân hữu cơ đã cho kết quả năng suất lúa và hiệu quả kinh tế gia tăng cao hơn so với áp dụng hoàn toàn phân hóa học theo khuyến cáo và canh tác theo nông dân. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy khi áp dụng phân hữu cơ có giảm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong hạt lúa tại thời điểm thu hoạch. Thường đất giàu chất hữu cơ, hoạt động VSV mạnh thì tốc độ phân giải của đất nhanh và độ bền vững của thuốc kém đi. Do vậy trong thực tiễn nông nghiệp để giảm tác hại của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chúng ta thiên về biện pháp bón nhiều phân hữu cơ phân giải nhanh để tăng cường sinh tính cho đất.

Trích dẫn: Vũ Tiến Khang, Trương Thị Kiều Liên và Nguyễn Thị Thanh Tuyền, 2020. Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến năng suất và chất lượng lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Khoa học đất): 145-152.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...