Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
10(95) (2018) Trang: 106-113
Tạp chí: Khoa học công nghệ nông nghiệp Việt Nam
Liên kết:

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá bạc màu đất liếp chuyên canh cây cam sành qua nhiều năm canh tác tại xã Tường Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Qua việc mô tả hình thái phẫu diện của vùng đất đại diện kết hợp với việc phân tích các chỉ tiêu vật lý, hóa học đất ở các tầng phát sinh của hai phẫu diện đất TB-VL1 và TB-VL2. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối với đất vườn được lên liếp cách đây 40 năm (phẫu diện TB-VL1) có sa cấu thuộc nhóm đất sét pha thịt đến thịt trung bình, đất bị nén dẽ ở tầng canh tác, độ xốp của đất thấp (24,0%-37,8%). Độ phì hóa học giảm thể hiện ở khả năng trao đổi cation thấp (11,8-12,5 meq/100g), thành phần Ca2+ và Mg2+ trao đổi trong đất rất thấp (2+ trao đổi ở mức cao (1,03-1,61 meq/100g). Bên cạnh đó hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp (2,09-3,86%), hàm lượng P dễ tiêu trong đất ở mức trung bình (9,8-16,5 mg/kg). Đối với đất liếp vườn trồng cam sành 22 năm tuổi (phẫu diện TB-VL2) có sa cấu thuộc nhóm đất sét pha thịt đến sét nặng và gặp các trở ngại về nén dẽ đất ở tầng tích lũy (dung trọng 1,46 g/cm3), chỉ số độ bền của đất ở tầng đất mặt thấp (0,66). Khả năng trao đổi cation (CEC), thành phần Ca2+ và Mg2+ trao đổi trong đất ở mức thấp, tuy nhiên Na2+ trao đổi ở mức rất cao ở tầng tích lũy. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất ở mức trung bình đến thấp (2,32-5,33%), pH ở tầng đất mặt thấp (pH=4,36) chưa phù hợp cho sự phát triển của cây cam sành. Hàm lượng nước hữu dụng ở tầng tích lũy (50-70 cm) của hai phẫu diện thấp so với điều kiện thủy dung ngoài đồng.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...