Bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum sp. gây ra, đây là một trong những yếu tố hạn chế quan trọng nhất của việc sản xuất ớt trên toàn thế giới. Nghiên cứu này nhằm mục đích phân lập và tuyển chọn các chủng vi khuẩn đối kháng tiềm năng có thể kháng lại loại nấm gây bệnh này. Từ 9 mẫu đất được thu từ đất ruộng ở Tiền Giang, An Giang, Hậu Giang và tỉnh Sóc Trăng, có 43 chủng vi khuẩn có tác dụng kháng nấm đã được chọn. Hiệu suất đối kháng của tất cả các chủng vi khuẩn phân lập được dao động trong khoảng từ 33,34 đến 62,79% Nghiên cứu các đặc tính sinh hóa của các chủng vi khuẩn này cho thấy 25 chủng có khả năng tạo ra hợp chất siderophore, 32 chủng có khả năng phân giải chitin, 25 chủng có khả năng phân giải cellulose và 39 chủng có khả năng phân giải protein. Chủng VT10, có hiệu suất đối kháng cao nhất (62,7%) được xác định là Bacillus amyloliquefaciens bằng cách kết hợp phương pháp giải trình tự vùng gen 16S rRNA và hệ thống phân loại Bergey.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên