Mục tiêu nghiên cứu là phân lập và tuyển chọn được các dòng vi khuẩn có khả năng cố định đạm (N) từ đất trồng lúa bị nhiễm mặn trong mùa khô tại huyện Long Phú, Mỹ Tú và Mỹ Xuyên thuộc tỉnh Sóc Trăng. Ba mươi sáu mẫu đất được thu tại các ruộng trồng lúa khi cây lúc được 50 – 65 ngày tuổi và mẫu đất này được sử dụng để phân lập các dòng vi khuẩn có khả năng cố định đạm (N) sử dụng môi trường Burk. Các dòng vi khuẩn sau khi được phân lập, tiến hành đánh giá khả năng cố định N bằng phương pháp xác định hàm lượng ammonium (NH4+-N) hiện diện trong môi trường nuôi cấy. Các dòng vi khuẩn có triển vọng về khả năng cố định N được tiếp tục đánh giá sự sinh trưởng cũng như khả năng cố định N trong điều kiện môi trường thay đổi với ba nồng độ muối 1‰, 3‰ và 5‰ và điều kiện pH môi trường nuôi cấy là 3, 4 và 5. Kết quả nghiên cứu đã phân lập được 50 khuẩn lạc hiện diện trên môi trường Burk đặc. Hai dòng vi khuẩn là LP8.2 và MX4.1 có khả năng sinh trưởng và cố định N cao nhất được trong các điều kiện môi trường nuôi cấy có nồng độ muối đạt đến 5‰ và cógiá trị pH dao động trong khoảng 3 – 5. Kết quả nghiên cứu chọn được 2 dòng vi khuẩn LP8.2 và MX4.1 có triển vọng về khả năng cố định N trong điều kiện invitro.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên