Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Tập 55, Số CĐ Môi trường (2019) Trang: 124-134
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận bài: 03/07/2019
Ngày nhận bài sửa: 06/08/2019

Ngày duyệt đăng: 15/10/2019

 

Title:

Study on salt-tolerance capacity of fodder grass species of Brachiaria mutica, Paspalum atratum and Setaria sphacelate   

Từ khóa:

Cỏ thức ăn gia súc, diệp lục tố, proline, sinh khối, SPAD, xâm nhập mặn

Keywords:

Biomass, chlorophyll, fodder, proline, saline intrusion, SPAD

ABSTRACT

The study was conducted in the net house to evaluate salt tolerance capacity of Para grass, Paspalum grass and Setaria grass which were grown in hydroponics condition with Hoagland solution. NaCl was added to get five levels of 0, 5, 10, 15 and 20‰, with a weekly increment 5‰ was added into the solution until reached the level of 20‰. The experiment was arranged in a completely randomized design with three replications. The results showed that the NaCl level of 15‰ and 20‰ affected the growth of the three studied species, but did not affect survival rate of Para and Setaria grass. Chlorophyll content (SPAD unit) was increased in Para grass and was remained in African grass, whereas it was reduced in Paspalum grass. Para grass accumulated the highest proline content in leaves tissues. The results indicated that salinity tolerance capacity of Paspalum grass is lower than that of Para grass and African grass; therefore, the later two species were the potential species for fodder production in the coastal area or salt-affected soils in the Mekong Delta.

TÓM TẮT

Đề tài thực hiện trong điều kiện nhà lưới nhằm đánh giá khả năng chịu mặn của cỏ lông tây, cỏ Paspalum và cỏ Setaria trồng bằng phương pháp thủy canh trong dung dịch dinh dưỡng Hoagland. Muối NaCl được bổ sung để có năm mức độ muối 0, 5, 10, 15 và 20‰, nồng độ mặn 5‰ được tăng dần mỗi tuần đến khi đạt mức 20‰. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với ba lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Kết quả cho thấy nồng độ mặn 15 và 20‰ ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng và phát triển của ba loài cây nghiên cứu, nhưng chưa ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của lông tây và cỏ Setaria. Hàm lượng diệp lục tố trong lá (SPAD) của cỏ lông tây có dấu hiệu tăng khi độ mặn tăng, trong khi cỏ Paspalum có dấu hiệu giảm và cỏ Setaria thì không thay đổi khi nồng độ mặn tăng. Trong ba loài cây nghiên cứu, cỏ lông tây tích lũy proline cao nhất. Điều này cho thấy khả năng chịu mặn của cỏ Paspalum kém hơn lông tây và cỏ Setaria, do đó, hai loài cây này có tiềm năng được chọn trồng cho sản xuất cỏ làm thức ăn cho gia súc vùng ven biển hay vùng đất bị nhiễm mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.

Trích dẫn: Võ Hoàng Việt, Phạm Thị Hân, Nguyễn Châu Thanh Tùng, Nguyễn Minh Đông và Ngô Thụy Diễm Trang, 2019. Đánh giá khả năng chịu mặn tăng dần của cỏ thức ăn gia súc lông tây (Brachiaria mutica), cỏ Paspalum (Paspalum atratum) và cỏ Setaria (Setaria sphacelata) trong điều kiện thí nghiệm. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu)(1): 124-134.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...