Tổng số 120 vi khuẩn được phân lập trên môi trường LB (Lauryl Tryptose Broth), trong đó 60 chủng phân lập mẫu từ ruột heo và 60 chủng từ đất trại chăn nuôi heo tại 4 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Hậu Giang. Từ kết quả khảo sát đặc tính sinh học, khả năng bắt màu nhuộm Gram, khả năng di độnIg và sinh bào tử tuyển chọn được 4 chủng thuộc nhóm vi khuẩn Bacillus (12,5%). Kết quả khảo sát trong môi trường pH thấp, cả 4 chủng đều có khả năng chống chịu tốt, đặc biệt chủng ST.R.B9 và CM.Đ.B14 có mật số cao là 6,1 log CFU/ml. Tỷ lệ mật số của 4 chủng vi khuẩn sau 3 giờ ủ với muối mật 0,3% đều tăng so với thời gian ban đầu, trong đó chủng CM.Đ.B14 tăng mạnh và ổn định (42%). Bên cạnh đó, 2 chủng ST.R.B9 và CM.Đ.B14 khả năng kháng lại ampicillin và tetracyline chiếm 50%?. Kết quả cũng cho thấy khả năng tự bám dính của cả 4 chủng Bacillus có xu hướng tăng dần từ 0 giờ đến 4 giờ, trong đó chủng CM.Đ.B14 có tỷ lệ bám dính cao nhất (37,1%). Tóm lại, kết quả bước đầu cho thấy hai chủng vi khuẩn ST.R.B9 và CM.Đ.B14 mang cá đặc tính probiotic, có tiềm năng sử dụng làm chế phẩm sinh học phục vụ trong chăn nuôi heo.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên