Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả kết hợp của việc trồng cây chịu mặn và bón vôi cho cải thiện đặc tính bất lợi của đất lúa nhiễm mặn. Thí nghiệm đồng ruộng được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) gồm 6 nghiệm thức: (1) không cây-không vôi, (2) đậu nành-không vôi, (3) điên điển mấu-không vôi, (4) không cây-bón 1,2 tấn vôi/ha, (5) đậu nành-bón 1,2 tấn vôi/ha, (6) điên điển mấu-bón 1,2 tấn vôi/ha. Kết quả cho thấy trồng điên điển mấu và đậu nành có thể thay thế hoặc hỗ trợ vôi trong cải thiện hóa học đất lúa nhiễm mặn như: giảm 37,0-45,3% ECe đất; giảm 19,6-42,8% Na+ trao đổi; tăng 27,3-44,6% Ca2+ trao đổi so với không trồng cây. Hàm lượng chất hữu cơ trong đất gia tăng 58,0-63,2% khi trồng đậu nành và tăng gấp đôi khi trồng điên điển. Trị số ESP và SAR của đất cũng giảm ý nghĩa ở nghiệm thức trồng điên điển và đậu nành so với bón vôi. Vì vậy, đậu nành MTĐ-748 và điên điển mấu rất tiềm năng để trồng cho cải thiện đất lúa nhiễm mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên