Giải pháp giảm nghèo ở những khu vực chậm phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long là thách thức trong công tác giảm nghèo ở một số địa phương. Mục tiêu nhằm nhận ra đặc điểm sinh thái nông nghiệp và sinh kế hộ các tiểu vùng có đông người nghèo sinh sống. Nghiên cứu sử dụng số liệu thống kê để phân tiểu vùng sinh thái nông nghiệp, phỏng vấn người am hiểu và thảo luận nhóm để thu thập số liệu sinh kế. Phương pháp phân tích cụm và phân tích phương sai ANOVA được sử dụng để phân nhóm và so sánh sự khác biệt giữa các nhóm. Có 14 xã/thị trấn thuộc hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên thuộc tiểu vùng có đông người nghèo và người Khmer, có đặc trưng trồng nhiều lúa mùa trên, rau màu, lúa cao sản và nuôi bò. Có 19,7% hộ nghèo thường không có đất hoặc có ít hơn 0,2 ha đất nông nghiệp, chủ yếu làm thuê nông nghiệp. Mặc dù thu nhập bình quân đầu người thấp nhưng có xu hướng gia tăng, sự gia tăng này chủ yếu ở nhóm hộ giàu chiếm 71,7%; đối với nhóm hộ nghèo có mức sống không đổi là chủ yếu chiếm 81,7% và còn có xu hướng giảm 11,5%. Các giải pháp đầu tư trong nông nghiệp hiện nay là những hoạt động đánh đổi môi trường chưa mang lại hiệu quả giảm nghèo. Vì vậy cần phân tích cụ thể sự đánh đổi giữa các giải pháp lựa chọn phát triển, nên ưu tiên giải pháp tận dụng tiềm năng và đặc điểm của từng tiểu vùng sinh thái cụ thể trong chiến lược giảm nghèo.
Trích dẫn: Đặng Thị Thanh Quỳnh, Trần Văn Hiếu và Đặng Kiều Nhân, 2019. Phân tích hệ thống canh tác nông-lâm kết hợp vùng núi tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu)(1): 79-87.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên