Vỏ chuối chiếm 36% tổng khối lượng của quả nhưng phần lớn bị loại bỏ dưới dạng chất thải hoặc chỉ sử dụng làm thức ăn chăn nuôi hay phân bón. Phụ phẩm này rất giàu phenolic và theo truyền thống được sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau. Tuy nhiên, thành phần và mức độ của các hợp chất phenolic bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm giống, mức độ chín, chế độ tiền xử lý và điều kiện trích ly. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của độ chín nguyên liệu và điều kiện trích ly đến hiệu quả thu nhận polyphenol từ bột vỏ chuối xiêm. Kết quả được đánh giá dựa trên hàm lượng polyphenol tổng số TPC (mg GAE/g chất khô nguyên liệu, CKNL) và khả năng trung hòa gốc tự do DPPH (dựa trên chất chuẩn Trolox, TEAC, µmol TE/g CKNL). Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt tính kháng oxy hóa thu được từ dịch chiết polyphenol của bột vỏ chuối có màu xanh chuyển vàng cao hơn khi so sánh với kết quả thu được từ bột vỏ chuối xanh và chín hoàn toàn (màu vàng). Hiệu quả thu nhận polyphenol từ bột vỏ chuối xiêm theo phương pháp ngâm chiết đạt kết quả cao nhất khi sử dụng dung môi ethanol với nồng độ 50%, tỷ lệ nguyên liệu và dung môi là 1:40 (w/v), thời gian trích ly 1,5 giờ ở nhiệt độ 60C. Ở điều kiện trích ly này, TPC có giá trị xấp xỉ 9,93 mg GAE/g (CKNL) và TEAC đạt xấp xỉ 50 (µmol TE/g CKNL).
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên