Môi trường phân lập nấm Lie đỏ là môi trường PDA có hoặc không bổ sung nước dừa và môi trường bán tổng hợp. Môi trường cọng khoai mì được bổ sung mạt cưa, bột bắp và cám gạo với tỷ lệ khác nhau. Cuối cùng là khảo sát tỷ lệ phối trộn giữa mạt cưa cao su và bột bắp thích hợp để sản xuất nấm Lie đỏ cho năng suất cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khuẩn ty nấm phát triển tốt nhất trên môi trường PDA bổ sung nước dừa (1,94 cm/ngày) và phát triển tối ưu trên môi trường hạt lúa bổ sung 5% mạt cưa và 5% bột bắp (0,84 cm/ngày). Đối với thí nghiệm khảo sát trên cọng khoai mì cho thấy khoai mì bổ sung 10% bột bắp cho tốc độ lan tơ nhanh nhất (0,88 cm/ngày). Năng suất nấm được ghi nhận là cao nhất khi trồng trên cơ chất mạt cưa cao su bổ sung 10% bột bắp cho kết quả cao nhất về năng suất trọng lượng tươi (95,76g/bịch 1kg cơ chất). Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng để sản xuất nấm Lie đỏ với quy mô lớn.
Trích dẫn: Nguyễn Diễm My, Đỗ Tấn Khang, Nguyễn Phạm Anh Thi và Trần Nhân Dũng, 2019. Khảo sát môi trường nuôi cấy nấm Vân chi đỏ (Trametes sanguinea (L.) Imazeki). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(2): 158-165.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên