Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Tập 55, Số CĐ Công nghệ Sinh học (2019) Trang: 158-165
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận bài: 13/11/2018
Ngày nhận bài sửa: 05/03/2019

Ngày duyệt đăng: 12/04/2019

 

Title:

Evaluation of culturing media for Trametes sanguinea (L.) Imazeki production

Từ khóa:

Bột bắp, cám gạo, mạt cưa cao su, Trametes sanguinea, Vân chi đỏ

Keywords:

Corn flour, rice bran, rubber sawdust, Trametes sanguinea

 

ABSTRACT

This study was conducted to examine nutritious factors affecting the growth of Trametes sanguinea (L.) Imazeki at various stages. The examined isolating media included PDA (supplied or non-supplied coconut juice). The second stage of culturing was evaluated basing on the development of mycelia on rice medium supplemented with rubber sawdust, rice bran and corn flour. At the third stage of culturing, cassava-stalk medium was supplied with sawdust, rice bran and corn flour were examined. Finally, the optimal ratio between rubber sawdust and corn flour were evaluated on fruiting bodies development. The results showed that PDA medium with 10% coconut juice supplement was the optimal medium for T. sanguinea (1.94 cm/day), and the medium with 5% rubber sawdust and 5% corn flour had the highest speed of mycelium development (0.84 cm/day). The optimum growth of T. sanguinea was in stalk of cassava with 10% of corn flour (0.88 cm/day). The highest productivity of fresh fruiting body was obtained in the medium with 10% corn flour supplement 95.76 g/bag (1 kg ingredient).

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện với mục đích khảo sát các yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm Vân chi đỏ Trametes sanguinea (L.) Imazeki ở các giai đoạn khác nhau. Môi trường phân lập nấm được khảo sát là môi trường PDA (Potato Dextrose Agar) có hoặc không bổ sung nước dừa. Giai đoạn giống cấp 2 được khảo sát dựa trên sự phát triển của tơ nấm trên môi trường hạt lúa bổ sung mạt cưa, cám gạo và bột bắp. Ở giai đoạn giống cấp 3, môi trường thân khoai mì được khảo sát với sự bổ sung mạt cưa, bột bắp và cám gạo với tỷ lệ khác nhau. Cuối cùng là giai đoạn hình thành quả thể, tỷ lệ phối trộn giữa mạt cưa cao su và bột bắp thích hợp để sản xuất nấm Vân chi đỏ cho năng suất cao được khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy khuẩn ty nấm phát triển tốt nhất trên môi trường PDA bổ sung nước dừa (1,94 cm/ngày) và phát triển tốt nhất trên môi trường hạt lúa bổ sung 5% mạt cưa và 5% bột bắp (0,84 cm/ngày). Ở môi trường nhân giống cấp 2 trên hạt lúa nghiệm thức bổ sung 5% mạt cưa và 5% bột bắp có tốc độ lan tơ nhanh nhất (0,84cm/ngày). Đối với thí nghiệm khảo sát trên thân khoai mì cho thấy khoai mì bổ sung 10% bột bắp cho tốc độ lan tơ nhanh nhất (0,88 cm/ngày). Năng suất nấm được ghi nhận là cao nhất khi trồng trên cơ chất mạt cưa cao su bổ sung 10% bột bắp cho kết quả cao nhất về năng suất trọng lượng tươi 95,76 g/bịch (1 kg cơ chất).

Trích dẫn: Nguyễn Diễm My, Đỗ Tấn Khang, Nguyễn Phạm Anh Thi và Trần Nhân Dũng, 2019. Khảo sát môi trường nuôi cấy  nấm Vân chi đỏ (Trametes sanguinea (L.) Imazeki). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(2): 158-165.

Các bài báo khác
Chuyên san Nấm và Công nghệ Sinh học (2018) Trang: 57-64
Tạp chí: Di truyền học và Ứng dụng
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...