Synthetic antibiotics are commonly used to treat human and animal infectious diseases. However, antimicrobial resistance (AMR) is occurring worldwide. Endophytic bacteria capable of producing the natural antibacterial compounds from medicinal plants which opens a new way to solve that problem. The purpose of this study were to isolate endophytic bacteria from Moringa oleifera collected in Dong Thap province to investigate the antibacterial activity of these isolates against pathogenic microorganisms. PDA medium was used for isolation and test. Antibacterial ability of these strains was examined by using disc diffusion antibiotic sensitivity testing. The result showed that 19 out of 50 isolates had ability to inhibit at least one of three pathogenic bacterial strains. It has been found that 9 endophytic strains have ability against Escherichia coli, thirteen out of 35 strains were active against Aeromonas hydrophila, nine strains showed antibacterial activity against Staphyloccocus aureus. Cell-free extracts of T3.3 strain inhibited the growth of S. aureus. Based on 16S-rRNA gene sequences C3.3 and C1.4 were high similarity (98%) to the closely related strains Bacillus subtilis NBT-15, and Bacillus megaterium S1, respectively.
TÓM TẮT
Kháng sinh tổng hợp thường được sử dụng để điều trị bệnh cho người và động vật. Tuy nhiên, hiện tượng kháng kháng sinh ngày nay dần trở nên phổ biến. Việc nghiên cứu tập đoàn vi khuẩn nội sinh có khả năng sản xuất những hợp chất có hoạt tính kháng khuẩn tự nhiên trong cây dược liệu đang mở ra hướng giải quyết mới. Trên cơ sở đó, đề tài phân lập vi khuẩn nội sinh có khả năng kháng khuẩn trong cây Chùm ngây (Moringa oleifera) được thực hiện. Vi khuẩn nội sinh được phân lập từ mẫu cây chùm ngây được trồng tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Khả năng kháng khuẩn của những dòng vi khuẩn này được khảo sát đối với ba loài vi khuẩn gây bệnh Aeromonas hydrophila, Escherichia coli và Staphylococcus aureus bằng phương pháp khuếch tán qua vòng giấy lọc. Kết quả ghi nhận được 19/35 dòng có khả năng kháng ít nhất một trong ba loài vi khuẩn gây bệnh. Trong đó, 9 dòng có khả năng kháng Escherichia coli, 13 dòng có khả năng kháng Aeromonas hydrophila và 9 dòng có khả năng kháng Staphylococcus aureus. Các dòng được tuyển chọn nổi bật là dòng C3.3 và C1.4 có khả năng kháng lại cả ba loài vi khuẩn gây bệnh. Kết quả nhận diện hai dòng vi khuẩn nầy lần lượt là Bacillus subtilis NBT-15 và Bacillus megaterium S1 với độ tương đồng cao (98%).
Trích dẫn: Nguyễn Hồng Ái Vy và Nguyễn Hữu Hiệp, 2019. Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn nội sinh có khả năng kháng khuẩn trong cây chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(2): 81-88.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên