The objective of this study was to assess the potential utilization of melaleuca bark for Pycnoporus sanguineus mushroom cultivation. The experiment was carried out in a complete randomized design with 9 treatments (difference in substrate of melaleuca bark replacing rubber sawdust), 3 replications (10 bag/each replication). Results showed that at the first phase of culture (spawn production), mycelium got the fastest develop speed (1.78 cm/day) in the Potato-dextrose-agar (PDA) medium supplemented with 10% coconut water. In the second phase, steamed rice grain was evaluated as the optimal substrate for mycelial growth (0.988 cm/day). In the third phase, boiled cassava stalks was the best medium for mycelial spreading (0.538 cm/day). The compost consisting of combination of 60% melaleuca bark and 40% rubber sawdust was revealed as the most suitable substrate for Pycnoporus sanguineus growth that giving the highest yield (60.1 g/bag) with biological efficient (20%). In conclusion, melaleuca bark have the potential to be utilize as alternate substrate for Pycnoporus sanguineus mushroom cultivation to achieve high efficiency on the compost consisting of combination of melaleuca bark (60%) and rubber sawdust (40%) without nutritional supplement.
TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá khả năng sử dụng vỏ tràm để trồng nấm vân chi đỏ. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 9 nghiệm thức (khác nhau về cơ chất với tỷ lệ vỏ tràm thay thế mùn cưa cao su), 3 lần lặp lại (10 bịch cơ chất/lần lặp lại). Kết quả cho thấy hệ sợi giống cấp 1 có tốc độ phát triển nhanh nhất (1,78 cm/ngày) trên môi trường Potato-dextrose-agar (PDA) bổ sung 10% nước dừa. Hạt lúa hấp chín là cơ chất thích hợp cho sự phát triển hệ sợi giống cấp 2 (0,988 cm/ngày). Cọng khoai mì luộc là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của hệ sợi giống cấp 3 (0,538 cm/ngày). Công thức phối trộn chứa 60% vỏ tràm và 40% mùn cưa cao su không có dinh dưỡng bổ sung được xem là cơ chất phù hợp nhất cho sự sinh trưởng, phát triển của nấm vân chi đỏ đạt năng suất cao nhất 60,1 g nấm tươi/bịch phôi với hiệu suất sinh học 20%. Như vậy, vỏ tràm có tiềm năng được tận dụng để trồng nấm vân chi đỏ đạt hiệu quả cao trên cơ chất phối trộn 60% vỏ tràm và 40% mùn cưa cao su.
Trích dẫn: Trần Đức Tường, Võ Thị Thu Duyên, Dương Xuân Chữ và Bùi Thị Minh Diệu, 2019. Hiệu quả của thay thế mùn cưa cây cao su bằng vỏ tràm trong nuôi trồng nấm vân chi đỏ (Pycnoporus sanguineus (L.: Fr.) Murrill). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(2): 74-80.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên