Thông tin chung: Ngày nhận bài: 13/11/2018 Ngày nhận bài sửa: 24/01/2019 Ngày duyệt đăng: 12/04/2019 Title: Study on morphological characteristics and ITS sequences of brownplant hoppers (Nilaparvata lugens STAL.) in Dong Thap, Vinh Long, Can Tho and Hau Giang provinces Từ khóa: Hình thái, Nilaparvata lugens, rầy nâu, trình tự ITS Keywords: Brown plant hopper, ITS sequence, morphylogy, Nilaparvata lugens, phylogeny | ABSTRACT The study was conducted to compare morphological characteristics of brown plant hopper lines in various ecological regions, simultaneously compare the internal transcribed spacer (ITS) region in the genome of the species. Thirty-six samples were collected and compared the phenotypes. The results showed that the differences in morphological features were not recorded among brown plant hopper populations collected from four areas including Dong Thap, Vinh Long, Can Tho and Hau Giang, and there was no differences with previous reports. Fourteen nucleotide sequences obtained from DNA sequencing were checked and analyzed with the software Bio-Edit V.7.0. After that, the PAUP* 4.0 program was employed to construct the phylogenetic tree which was generated with CI = 0.667 and RI = 0.7222. The genetic tree showed that clustering was very clear between the samples collected in alluvial soil regions (Group C with the samples 3VL, 6VL, 21VLHT and 7HG) and acid soil areas (Group D with the samples 34DTHT, 28HGHT, 32DTHT, 11HG, 9HG, 35DTHT), but not between the Winter-Spring and the Summer-Autumn crops. TÓM TẮT Đề tài được thực hiện nhằm so sánh đặc điểm hình thái của các chủng rầy nâu ở các vùng sinh thái khác nhau, đồng thời so sánh trình tự vùng ITS trong bộ gen của các chủng. Ba mươi sáu mẫu được thu thập và so sánh hình thái. Kết quả cho thấy không có khác biệt hình thái giữa các quần thể rầy nâu thu ở bốn tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang và cũng không có sự khác biệt khi so sánh với mô tả của các nghiên cứu trước. Mười bốn chuỗi nucleotide sau khi giải trình tự được kiểm tra và phân tích bằng phần mềm Bio-Edit phiên bản 7.0. Sau đó, phần mềm PAUP* 4.0 được sử dụng để vẽ cây phát sinh chủng loại. Kết quả được giản đồ với chỉ số CI (Consistency Index) = 0,667 và RI = 0,7222. Giản đồ phát sinh chủng loại cho thấy có sự phân nhóm khá rõ giữa các mẫu rầy thu ở vùng đất phù sa (nhóm C với các mẫu 3VL, 6VL, 21VLHT và 7HG) và vùng đất phèn (nhóm D với các mẫu 34DTHT, 28HGHT, 32DTHT, 11HG, 9HG, 35DTHT). Sự khác biệt thời tiết giữa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu không ảnh hưởng đến sự phân nhóm. |