In this study, the morphologic and genetic diversity of barnyard grass (Echinochloa spp.), their susceptibility and resistance to quinclorac was examined. The results showed that nine out of fifteen barnyard grass samples were resistant to recommended dose (250 g a.i/ha) of quinclorac. The EC4 sample was highly resistant to quinclorac, with an effective dose of 50% inhibition response (ED50) of 416.5 g a.i/ha, giving a resistance index of 3.1. Basing on morphological and growth characteristics such as stem morphology, basal stem color, leaf blade margin color, leaf midrib color, spikelet color and spikelet awn types, barnyard grass samples were divided into 3 groups. Random amplified polymorphic DNA method (RAPD) was used to analyze genetic diversity of barnyard grasses using 9 primers. The amplification of the samples was showed a total of 62 repeatable fragments of which 36 bands were polymorphic (51.2% average). The genetic similarity of the samples was analyzed and revealed 3 distinct clusters with an average between-cluster and within-cluster similarity of 86 and 96%, respectively. Each cluster contained at least one resistant population without the correlation between genetic similarity and resistance level. Further research should be continuously performed to determine the gene of conferring resistance, to develop molecular analysis for rapid identification of quinclorac-resistance in Echinochloa.
TÓM TẮT
Nghiên cứu này đã đánh giá sự đa dạng di truyền của cỏ lồng vực (Echinochloa spp.), mức độ mẫn cảm và mức độ kháng của chúng với thuốc trừ cỏ quinclorac. Thí nghiệm cho thấy 9 trong 15 mẫu cỏ lồng vực thể hiện tính kháng ở liều khuyến cáo (250 g a.i/ha). Đặc biệt, mẫu cỏ EC4 kháng thuốc cỏ mạnh nhất với giá trị ED50 (liều lượng thuốc cần kiểm soát được 50% cỏ) lên đến 416,5 g a.i/ha, chỉ số kháng là 3,1. Dựa vào đặc tính hình thái và sinh trưởng như kiểu thân, màu sắc gốc thân, màu sắc bìa lá và gân lá, màu sắc hạt và kiểu râu hạt đã chia các mẫu cỏ thành 3 nhóm. Phương pháp random amplified polymorphism DNA (RAPD) được sử dụng để phân tích đa dạng di truyền của cỏ lồng vực với 9 đoạn mồi. Kết quả đã khuếch đại được 62 băng với 36 băng đa hình (chiếm tỷ lệ 51,2%). Độ tương đồng di truyền được phân tích và các mẫu cỏ lồng vực được phân thành 3 nhóm với độ tương đồng trong cùng nhóm là 96%, giữa 2 nhóm là 86%. Mỗi nhóm có ít nhất một mẫu cỏ kháng mạnh với thuốc quinclorac, tuy nhiên không có sự tương quan rõ rệt giữa mức độ kháng thuốc và độ tương đồng di truyền ở cỏ lồng vực. Định hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ xác định gene quy định tính kháng và phát triển kỹ thuật phát hiện nhanh tính kháng quinclorac của loài cỏ lồng vực.
Trích dẫn: Nguyễn Minh Chơn, Thái Đức Anh và Lê Thị Nhiên, 2019. Đa dạng di truyền và tính mẫn cảm với quinclorac của cỏ lồng vực (Echinochloa spp.) trên ruộng lúa. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(1): 151-159.
Trích dẫn: Nguyễn Minh Chơn và Dương Duy Dương, 2019. Ảnh hưởng ức chế của dịch trích cây lồng đèn (Physalis angulata L.) lên hoạt tính của α-amylase và α- glucosidase. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 55(Số chuyên đề: Công nghệ Sinh học)(2): 126-132.
Nguyễn Minh Chơn, Lê Văn Hòa, Võ Thị Xuân Tuyền, 2010. ẢNH HƯỞNG CỦA PROHEXADIONE-CALCIUM LÊN SỰ GIẢM ĐỔ NGÃ CỦA GIỐNG LÚA ST1 Ở CÁC MỨC BÓN PHÂN ĐẠM KHÁC NHAU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 14: 156-165
Nguyễn Minh Chơn, Nguyễn Phạm Tuấn, 2014. LY TRÍCH ENZYME AMYLASE VÀ PROTEASE TỪ TUYẾN TỤY CỦA GÀ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Nông Nghiệp: 158-169
Nguyễn Minh Chơn, Nguyễn Hùng Binh, Nguyễn Đăng Khoa, 2010. ẢNH HƯỞNG CỦA N-(PHOSPHONOMETHYL) GLYCINE VÀ ETHREL LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ TÍCH LŨY ĐƯỜNG CỦA MÍA. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 15b: 230-238
Nguyễn Minh Chơn, Nguyễn Phương Thúy, 2006. ẢNH HƯỞNG CỦA PH VÀ NHIỆT ĐỘ LÊN SỰ HÓA NÂU GÂY RA BỞI ENZYME PEROXIDASE TỪ HỘT SEN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 06: 24-32
Nguyễn Minh Chơn, Nguyễn Thị Quế Phương, 2006. ẢNH HƯỞNG CỦA PROHEXADIOXIN- CALCIUM LÊN SỰ GIẢM ĐỔ NGÃ Ở LÚA. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 06: 33-42
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên