Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Tập. 57, Số. 5 (2021) Trang: 32-43

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ đất ngập nước kiến tạo có dòng chảy đứng để xử lý nguồn nước mặt ô nhiễm kênh D ở thị xã Thuận An phục vụ canh tác nông nghiệp đã được tiến hành. Hai yếu tố tác động đã được nghiên cứu gồm (1) cây trồng và (2) tải nạp thủy lực. Cỏ sậy (Phragmites australis L.) và cỏ vertiver (Vertiveria zizanioides L.) được sử dụng trong nghiên cứu với đối chứng là không trồng cây. Các tải nạp thủy lực được thử nghiệm lần lượt gồm 500, 1000 và 1500 mL/phút/m2. Kết quả nghiên cứu cho thấy công nghệ đất ngập nước kiến tạo với mức tải nạp thủy lực 500 mL/phút/m2 có hiệu quả xử lý tốt nhất với lần lượt: hàm lượng BOD5 của nước sau xử lý là 10,6±0,8 mg/L, hiệu quả xử lý 94,4±0,4%; COD là 24,3±2,7 mg/L, hiệu quả xử lý 90,6±0,8%; TSS là 23,6±0,2 mg/L, hiệu quả xử lý 84,4±0,6%. Quá trình phân tích thống kê cho thấy không có sự khác biệt về hiệu quả xử lý BOD5, COD, TSS giữa các loại cây trồng (P>0,05). Tuy nhiên, mức độ loại bỏ thông số vi sinh fecal coliform chỉ ra tác động tích cực của các loại cây trồng trong mô hình đất ngập nước kiến tạo. Trong khi đó, yếu tố tải nạp thủy lực có tác động rõ rệt đến hiệu quả xử lý BOD5, COD, TSS (P<0,05). Từ đó cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp với xu hướng thân thiện môi trường và đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp bền vững.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...