Cám gạo, phụ phẩm của quá trình xay xát lúa gạo, chứa nhiều các chất chống oxy hóa như vitamin E, acid gallic, được xem là nguồn nguyên liệu hữu dụng cho việc thu nhận vitamin E tự nhiên. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tối ưu hóa điều kiện chiết vitamin E, acid gallic từ cám gạo IR50404 bằng cách sử dụng phương pháp bề mặt đáp ứng (Response surface method) (phương pháp trích ly được thực hiện là phương pháp ngâm dầm kết hợp với siêu âm). Ba nhân tố chính ảnh hưởng đến quá trình trích ly được nghiên cứu bao gồm: tỉ lệ dung môi chiết/nguyên liệu, nhiệt độ và thời gian. Kết quả nghiên cứu cho thấy điều kiện tối ưu trích ly vitamin E từ cám gạo đạt được như sau: tỉ lệ dung môi chiết/nguyên liệu 22,6/1(v/w, mL/g), nhiệt độ 49,5oC và thời gian 30, 6 phút cho kết quả hàm lượng vitamin E thu được 45,39 mg/kg. Tương tự, hàm lượng acid gallic khi khảo sát với các điều kiện tối ưu: tỉ lệ dung môi chiết/nguyên liệu là 18,6:1 (v/w, mL/g), nhiệt độ 46,4oC, thời gian 29,1 phút, cho hàm lượng acid gallic đạt 94,26 mg/kg. Dịch trích ly thu được tại điều kiện tối ưu có hoạt tính chống oxy hóa cao với giá trị DPPH của sản phẩm đạt 62,06%. Nhiệt độ bảo quản sản phẩm trích ly thu được tốt nhất ở nhiệt độ -20oC. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng cám gạo là nguồn nguyên liệu tiềm năng để chiết tách các hợp chất chống oxi hóa.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên