Mục tiêu của nghiên cứu là loại bỏ ion amoni khỏi dung dịch bằng cách sử dụng than sinh học tràm (than tràm). Một số tính của than tràm được xác định bằng cách chụp SEM và đo diện tích bề mặt (BET). Ảnh hưởng của các yếu tố pH dung dịch, liều lượng chất hấp phụ, thời gian tiếp xúc và nồng độ amoni ban đầu đến sự hấp phụ amoni của than tràm được nghiên cứu. Số liệu thực nghiệm phù hợp với hai mô hình hấp phụ đẳng nhiệt là Langmuir và Freudlich. Đường đẳng nhiệt Langmuir có sự tương ứng tốt hơn so với đường đẳng nhiệt Freudlich. Kết quả nghiên cứu cho thấy các điều kiện tối ưu cho sự hâp phụ ion đạt hiệu quả là pH 7, thời gian tiếp xúc 120 phút với liều lượng chấp hấp phụ là 1 g/L. Khả năng hấp phụ amoni tối đa của than sinh học tràm là 3,24 mg/g.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên