Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
361 (2019) Trang: 60-66
Tạp chí: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Thí nghiệm được bố trí trong điều kiện nhà lưới theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 2 nhân tố: (1) loài cây (Bồn bồn (Typha orientalis C. Presl) và Năn tượng (Scirpus littoralis Schrab.) và không cây và (2) mức nước (15, 30, 45 cm) với 3 lần lặp lại nhằm xác định khả năng chịu ngập của 2 loài cây này. Nước thải từ bể nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng được sử dụng làm nước dinh dưỡng cho cây. Mẫu nước được thu để đánh giá nồng độ đạm, lân trong nước bổ sung vào và nước sau xử lý mỗi 2 tuần 1 lần. Kết quả ghi nhận độ sâu ngập ảnh hưởng đến sinh trưởng, sinh khối và khả năng hấp thu đạm, lân của cả 2 loài cây nghiên cứu. Sinh khối cây càng giảm khi mức nước sâu ngập càng cao, với tổng sinh khối khô cả cây Bồn bồn và Năn tượng đạt tương ứng 10,6-36,6 và 6,5-19,9 g/cây. Ở mức nước sâu ngập càng cao hàm lượng N, P tích lũy trong mô cây càng cao, trung bình hàm lượng N, P được cây hấp thu chiếm 0,6% N và 0,2% P. Từ đó góp phần làm giảm lượng N, P trong tổng lượng N, P thêm vào là 65,4 - 80,6% N và 76,4 - 81,0% P.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...