This study was carried out to determine rice yields on different draining-water methods in the fresh rice straw and stubbleincorporated acid sulphate soil (Sulfic Humaquepts Tien Giang). Factorial in Complete Block Design was used with 4 replications, there were 2 factors with factor 1 in 3 draining-water methods ((i) flooding, (ii) draining-water method at 15 days after sowing in 5 days and (iii) draining-water method at 30 days after sowing in 5 days) and factor 2 in 4 weights of fresh rice straw and stubble((i) 0.0; (ii) 1.25; (iii) 2.5 and (iv) 5.0 g.pot-1 of 4 kg dry soils). Results indicated that the draining-water methods at 15 or 30 days after sowing helped to increasing Jasmine85 rice growths of plant height, number of tillers per pot, number of panicles per pot, number of full grains per panicle and rice yields (28.96 and 29.16 g.pot-1) versus flooded rice soil (23.81 g.pot-1), there is about 22.5% higher rice yield. The fresh rice straw and stubbleincorporated soils (1.25, 2.5 and 5.0 g.pot-1) were decreased plant height, number of tillers, number of panicles, number of full grains and rice yields (from 15, 25 and 34% lower rice yields); the draining-water methods of rice soils were quickly decreased in total orgarnic acids (below 1000 mmolc/m3) and H2S (below 0.07 ppm), but increased pH values and NH4+ concentration in soil solutions helping to well rice growths and yields.
Keywords: Jasmine85 rice cultivar, the fresh rice straw and stubble, acid sulphate soil (Sulfic Humaquepts Tien Giang), rice growths and yields; pH, total orgarnic acid, H2S and NH4+ concentration in soil solutions
Title: Effects of draining-water methods in the fresh rice straw and stubble incorporated acid sulphate soil on pot rice yields
TóM TắT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định năng suất lúa trồng trên đất phèn (Sulfic Humaquepts Tiền Giang) có chôn vùi rơm rạ tươi qua nhiều phương pháp rút nước. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số 2 nhân tố trong khối hoàn toàn ngẫu nhiên, với 4 lần lặp lại; nhân tố 1 là 3 phương pháp rút nước ((i) ngập nước liên tục, (ii) rút kiệt nước lúc 15 ngày sau khi gieo trong 5 ngày và (iii) rút kiệt nước lúc 30 ngày sau khi gieo trong 5 ngày); và nhân tố 2 là trọng lượng rơm rạ tươi ((i) 0,0; (ii) 1,25; (iii) 2,5 và (iv) 5 g/chậu 4 kg đất khô). Kết quả cho thấy rằng các phương pháp rút kiệt nước lúc 15 hoặc 30 ngày sau khi gieo đã làm gia tăng sự sinh trưởng của lúa Jasmine85 như chiều cao cây, số chồi/chậu, số bông/chậu, số hạt chắc/bông và năng suất lúa (28,96 g và 29,16 g/chậu) so với đất ngập nước liên tục (23,81 g/chậu), gia tăng năng suất trung bình 22,5%. Chôn vùi rơm rạ tươi vào đất 1,25 g, 2,5 g và 5 g/chậu đã làm giảm chiều cao cây, số chồi, số bông, số hạt chắc và năng suất lúa (năng suất giảm lần lượt 15, 25 và 34% so với đất không vùi rơm rạ). Rút kiệt nước trong đất lúa đã làm giảm nhanh các độc chất acid hữu cơ tổng số (thấp hơn 1000 mmolc/m3) và H2S (thấp hơn 0,07 ppm), nhưng pH và nồng độ NH4+ trong dung dịch đất gia tăng nên đã góp phần cải thiện được sự sinh trưởng và năng suất lúa.
Từ khóa: Giống lúa Jasmine85, rơm rạ tươi, đất phèn (Sulfic Humaquepts Tiền Giang), sự sinh trưởng và năng suất lúa; pH, hàm lượng acid hữu cơ tổng số, H2S và NH4+ dung dịch đất
Nguyễn Thành Hối, Lê Vĩnh Thúc, Mai Vũ Duy, Lê Thị Đông Nhi, 2014. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUỒN ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT HAI GIỐNG LÚA OM4900 VÀ MTL612. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 30: 112-117
Nguyễn Thành Hối, Nguyễn Bảo Vệ, Trần Quang Giàu, Phạm Sỹ Tân, 2009. ẢNH HƯỞNG SỰ CHÔN VÙI RƠM RẠ TƯƠI TRONG ĐẤT NGẬP NƯỚC ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 11a: 168-175
Nguyễn Thành Hối, 2006. SO SÁNH MẬT SỐ VI SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH ĐẤT LÚA ĐẦU VỤ HÈ THU VÀ ĐÔNG XUÂN TRÊN ĐẤT PHÙ SA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 05: 76-84
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên