Đề tài: “Ảnh hưởng của thời điểm mất lá đến sự sinh trưởng và năng suất lúa OM4900” được thực hiện nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của thời điểm mất lá đến sinh trưởng và năng suất của lúa. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 6 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức có 4 lần lặp lại với các thời điểm cắt bỏ 3 phiến lá nở hoàn toàn trên cùng là: đối chứng (không cắt lá), 15, 30, 45, 60,75 ngày sau sạ. Kết quả cho thấy cắt bỏ 3 phiến lá nở hoàn toàn trên cùng vào thời điểm 15 và 30 ngày sau sạ không khác biệt so với đối chứng ở các chỉ tiêu nông học, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất. Tuy nhiên, cắt bỏ 3 phiến lá nở hoàn toàn trên cùng vào thời điểm 75 ngày sau sạ làm giảm chiều cao lúa lúc thu hoạch, khối lượng rễ, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1.000 hạt; và năng suất thực tế thấp nhất (22,47 g/chậu).
Nguyễn Thành Hối, Lê Vĩnh Thúc, Mai Vũ Duy, Lê Thị Đông Nhi, 2014. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NGUỒN ĐẠM ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT HAI GIỐNG LÚA OM4900 VÀ MTL612. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 30: 112-117
Nguyễn Thành Hối, Nguyễn Bảo Vệ, Trần Quang Giàu, Phạm Sỹ Tân, 2009. ẢNH HƯỞNG SỰ CHÔN VÙI RƠM RẠ TƯƠI TRONG ĐẤT NGẬP NƯỚC ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 11a: 168-175
Nguyễn Thành Hối, Nguyễn Bảo Vệ, 2010. ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP RÚT NƯỚC TRÊN ĐẤT PHÈN NGẬP NƯỚC CÓ CHÔN VÙI RƠM RẠ TƯƠI ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA TRONG CHẬU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 15b: 206-212
Nguyễn Thành Hối, 2006. SO SÁNH MẬT SỐ VI SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH ĐẤT LÚA ĐẦU VỤ HÈ THU VÀ ĐÔNG XUÂN TRÊN ĐẤT PHÙ SA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 05: 76-84
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên