Nghiên cứu nhằm đánh giá tiềm năng chịu mặn của cây đậu nành (Glycine max L.) và giống điên điển (Sesbania rostrata) cho mục đích sử dụng để cải tạo đất nhiễm mặn. Nghiên cứu gồm hai bước: (i) thí nghiệm thủy canh có 4 nghiệm thức bổ sung muối ở 4 nồng độ 0; 25; 50; 100 mM NaCl với 4 lặp lại; (ii) thí nghiệm trong chậu đất có 3 nghiệm thức ngập mặn nhân tạo ở 3 nồng độ 0‰, 3‰, 6‰ với 3 lặp lại. Kết quả cho thấy ở điều kiện thủy canh, các đặc tính nông học của cây điên điển như chiều cao cây, chiều dài rễ, trọng lượng thân, trọng lượng rễ, chỉ số SPAD cao hơn khi trồng trong chậu đất. Mức độ sinh trưởng của cây đậu nành tương đương nhau ở 2 điều kiện thí nghiệm. Cây hấp thu Na+ tăng và có xu hướng gia tăng tích lũy proline khi độ mặn tăng. Cây đậu nành hấp thu Na+ đạt cao nhất 33,88 g/kg chất khô nhưng do hạn chế tích lũy proline ở nghiệm thức 100 mM NaCl nên cây có biểu hiện sớm héo vàng. Với thí nghiệm trồng trong chậu đất, cây đậu nành cũng giảm sinh trưởng nghiêm trọng ở độ mặn 6‰. Mặn có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây điên điển nhưng cây vẫn duy trì tốt. Vì vậy, giống điên điển (Sesbania rostrata) có tiềm năng chịu mặn, có thể được lựa chọn như là giải pháp thực vật (phytoremediation) cho cải tạo đất phù sa nhiễm mặn. Từ khóa: Proline, hấp thu Na+, thực vật chịu mặn, cây đậu nành, cây điên điển, phytoremediation, Sesbania rostrata
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên