Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Tập 54, Số CĐ Nông nghiệp (2018) Trang: 31-41
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận bài: 21/05/2018
Ngày nhận bài sửa: 13/06/2018

Ngày duyệt đăng: 03/08/2018

 

Title:

The effectiveness of grafting and mulching on bacterial wilt disease caused by Ralstonia solanacearum and yield on hot peppers in the Cu Lao Tay, Thanh Binh district, Dong Thap province

Từ khóa:

Ghép, héo vi khuẩn, năng suất, ớt, màng phủ, Ralstonia solanacearum

Keywords:

Bacterial wilt, grafting, plastic mulching, pepper, Ralstonia solanacearum, yield

ABSTRACT

The aim of this research was to determine mulching methods and rootstocks affecting on tolerance ability of hot pepper to bacterial wilt caused by Ralstonia solanacearum and yield in field condition at Tan Hoa and Tan Hue communes of Thanh Binh district, Dong Thap province. The experiments were designed as four-replication split-plots of two factors. The main factor (in sub-plots) includes five cultivars used as rootstocks (local, TN557, Hiem 27, and self-grafted and non-grafted as two controls). The secondary factor (in main plots) is mulching methods including silvery-gray plastic and rice straw as control. The results of rootstock in Tan Hoa, chilli grafted on TN557 had a lower disease incidence (18.8%) than non-grafted control (36.3%) at the end of harvest, fruit yield 10.3 t/ha, higher than 25.0% compared to the non-grafted control and 32.1% compared to the control grafted on itself. In Tan Hue, chilli grafted on TN557 also had a lower incidence of bacterial wilt (20.0%) than non-grafted control (38.8%) at the end of harvest, fruit yield 5.44 t/ha, higher than 18.0% compared to the non-grafted control and 23.4% compared to the control self-grafted. Mulching materials did not affect bacterial wilt disease, the yield of chilli using silvery gray mulch was 9.63 t/ha, equivalent to 33.0% higher than that of ricestraw mulch in Tan Hoa commune and 5.17 tons/ha, equivalent to 30.5% higher than that of rice straw mulch in Tan Hue commune.

TÓM TẮT

Đề tài được thực hiện nhằm xác định giống ớt làm gốc ghép và biện pháp phủ liếp có khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum và năng suất của ớt hiểm lai tại 2 xã Tân Hòa và Tân Huề của huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức lô phụ gồm 2 nhân tố, với 4 lặp lại. Lô chính gồm 2 biện pháp phủ liếp là rơm và màng phủ; lô phụ gồm 3 giống ớt làm gốc là ớt địa phương, ớt TN557, Hiểm 27 và 2 đối chứng (ghép lên chính nó và không ghép). Kết quả về gốc ghép, ở Tân Hòa, cây ớt ghép trên gốc TN557 có tỉ lệ bệnh (18,8%) thấp hơn đối chứng không ghép (36,3%) ở giai đoạn kết thúc thu hoạch, năng suất trái 10,3 tấn/ha, cao hơn 25,0% so với hơn đối chứng không ghép và 32,1% so với đối chứng ghép lên chính nó. Ở Tân Huề, gốc TN557 cũng có tỉ lệ bệnh héo xanh (20,0%) thấp hơn đối chứng không ghép (38,8%) ở giai đoạn kết thúc thu hoạch, năng suất trái 5,44 tấn/ha, cao hơn 18,0% so với đối chứng không ghép và 23,4% so với đối chứng ghép lên chính nó. Vật liệu phủ liếp không ảnh hưởng đến bệnh héo xanh vi khuẩn, năng suất ớt trồng có sử dụng màng phủ là 9,63 tấn/ha, tương đương 33,0% cao hơn phủ rơm ở xã Tân Hòa và 5,17 tấn/ha, tương đương 30,5% cao hơn phủ rơm ở xã Tân Huề.

Trích dẫn: Huỳnh Thị Tố Chi, Trần Văn Hiếu, Lữ Thị Huỳnh Như, Nguyễn Thu Trang, Phạm Đặng Quỳnh Anh, Trần Thị Ba và Võ Thị Bích Thủy, 2018. Ảnh hưởng của gốc ghép và biện pháp phủ liếp đến bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum) và năng suất của ớt hiểm lai, tại Cù Lao Tây, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Nông nghiệp): 33-41.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...