Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Tập 54, Số CĐ Thủy sản (2018) Trang: 83-90
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận bài: 17/05/2018
Ngày nhận bài sửa: 11/06/2018

Ngày duyệt đăng: 30/07/2018

 

Title:

Efficiency of fungal mycelium application in aquaculture on eliminating Vibrio parahaemolyticus (pathogen) causing Acute hepatopancreatic necrosis disease

Từ khóa:

Bệnh hoại tử gan tụy cấp, hệ sợi nấm, nấm phân hủy gỗ, tôm thẻ chân trắng, Vibrio parahaemolyticus

Keywords:

Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease, fungal mycelium, Vibrio parahaemolyticus

White-leg shrimp, Wood-decay fungi

ABSTRACT

The shrimp production in Vietnam is threaten by the outbreak of many diseases, especially Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease caused by Vibrio parahaemolyticus leading up to 100% mortality rate in a short period in shrimp farms. Applying fungal mycelium can be a new potential approach to counteract the disease with advantages of low cost and environmental friendly. In this study, mycelia system of Schizophyllum commune, Pleurotus ostreatus and Pycnoporus sanguineus were used in the small-scale aquaculture system to examine the potential of applying fungal mycelium in controlling the pathogen Vibrio parahaemolyticus. Penaeus vannamei were challenged by adding Vibrio parahaemolyticus suspension at the concentration of 105 CFU/mL. The mycelia were applied into each Penaeus vannamei PL30-35 culture tanks with about 5 grams of substrate covered by fungal mycelium. The results shown that the Pycnoporus sanguineus mycelium can remove 99% of V. parahaemolyticus despite having low survival rate of the white leg shrimp, approximately 65% survived after challenging. Modifications needed to be applied to this design in order to maximize the potential and improve its performance in future researches.

TÓM TẮT

Ngành nuôi tôm ở Việt Nam đang bị đe doạ bởi sự bùng nổ của nhiều loại dịch bệnh, đặc biệt là bệnh hoại tử gan tụy do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra, tỉ lệ chết lên đến 100% trong thời gian ngắn ở các trang trại nuôi tôm. Việc sử dụng hệ sợi nấm kiểm soát dịch bệnh AHPND trên tôm với lợi thế chi phí thấp và thân thiện với môi trường là một phương pháp đầy tiềm năng. Trong nghiên cứu này, hệ sợi nấm gồm có Schizophyllum commune, Pleurotus ostreatus và Pycnoporus sanguineus được sử dụng để kiểm tra khả năng kiểm soát vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Tôm được gây cảm nhiễm bằng cách thêm dịch huyền phù Vibrio parahaemolyticus ở nồng độ 105 CFU/mL. Khoảng 5 gam cơ chất bao phủ bởi các sợi tơ nấm được áp dụng trên từng bể nuôi tôm Penaeus vannamei PL30-35 riêng lẻ, mẫu tôm được thu để đánh giá khả năng kiểm soát vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus của từng loại nấm. Kết quả cho thấy, hệ sợi nấm Pycnoporus sanguineus có khả năng loại bỏ 99% vi khuẩn V.parahaemolyticus, mặc dù tỉ lệ sống của tôm thẻ chân trắng còn thấp, vào khoảng 65% sau thí nghiệm. Cần có thêm nhiều nghiên cứu nhằm tối đa hóa khả năng kiểm soát vi khuẩn gây bệnh AHPND trên tôm của hệ sợi nấm để có thể ứng dụng thực tế trong nuôi tôm.

Trích dẫn: Trần Minh Long và Phạm Thị Hoa, 2018. Bước đầu đánh giá khả năng loại trừ vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) Vibrio parahaemolyticus bằng phương pháp sử dụng hệ sợi nấm trong hệ thống nuôi tôm. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Thủy sản)(2): 83-90.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...