Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng lipid khác nhau trong thức ăn phối chế cho cua biển (Scylla paramamosain) được thực hiện gồm 2 giai đoạn ương nuôi. (1) từ giai đoạn zoea 3 đến megalop được nuôi trong hệ thống bể composite 120L, độ mặn 30‰ và mật độ nuôi là 50 con/L. (2) từ giai đoạn megalop đến cua 1 được nuôi trong bể nhựa 50L, độ mặn 26‰ và mật độ nuôi là 10 con/L. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức thức ăn có cùng hàm lượng protein (53%) với các mức lipid tăng dần 6%, 8%, 10%, 12% và 14%. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 5 lần. Ấu trùng cua được cho ăn kết hợp thức ăn thí nghiệm và ấu trùng Artemia trong suốt thời gian ương nuôi. Kết quả cho thấy chỉ số biến thái của ấu trùng zoea 3 sang zoea 5 dao động trung bình 4,58-4,96 và tỉ lệ sống đến giai đoạn megalop đạt 5,45% đến 7,40%, trong đó nghiệm thức 12% lipid đạt cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
Trích dẫn: Lâm Tâm Nguyên, Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Thị Ngọc Anh, 2018. Ảnh hưởng của việc bổ sung hàm lượng lecithin khác nhau trong thức ăn đến sự biến thái và tỉ lệ sống của cua biển (Scylla paramamosain) từ giai đoạn zoea 3 đến cua 1. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 18-26.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên