Nghiên cứu xác định độc cấp tính và ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) chứa hoạt chất chlorpyrifos ethyl (CE) lên cholinesterase (ChE) ở cá lóc (Channa striata) cỡ giống đã được thực hiện tại trường Đại học Cần Thơ. Nồng độ gây chết 50% cá lóc (LC50) được thực hiện theo phương pháp nước tĩnh, không thay nước. Ảnh hưởng hoạt chất CE lên ChE khi nồng độ thuốc BVTV thấp hơn ngưỡng gây chết cá được bố trí theo phương pháp hoàn toàn ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy LC50-96 giờ của CE đối với cá lóc cỡ giống là 27,4ppb. Hoạt tính ChE trong não cá lóc rất nhạy cảm với ChE, ở nồng độ 1,36ppb đã gây ảnh hưởng đáng để đến ChE. Cá bị ức chế cao nhất là 48-60 giờ sau khi tiếp xúc với thuốc và được phục hồi sau 2 ngày sống trong nước sạch. Nghiên cứu cho thấy thuốc BVTV CE rất độc đối với cá lóc. Những nghiên cứu trên ruộng cần được thực hiện để có đánh giá ầ đủ hơn về ảnh hưởng của hoạt chấ này đến cá lóc sống trong tự nhiên.
Nguyễn Anh Tuấn, Lê Quốc Việt, Trần Ngọc Hải, 2014. NGHIÊN CỨU KÍCH THÍCH CÁ BÓP (RACHYCENTRON CANADUM) SINH SẢN BẰNG HORMON KHÁC NHAU. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Thủy Sản: 132-137
Nguyễn Anh Tuấn, Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2004. NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THỨC ĂN CHẾ BIẾN ƯƠNG CÁ LÓC BÔNG(CHANAMICROPELTES) GIAI ĐOẠN BỘT VÀ HƯƠNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 02: 60-66
Nguyễn Anh Tuấn, Lê Quốc Việt, Trần Ngọc Hải, 2014. ƯƠNG CÁ BÓP (RACHYCENTRON CANADUM) GIỐNG VỚI THỨC ĂN KHÁC NHAU TRONG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Chuyên Đề Thủy Sản: 78-82
Nguyễn Anh Tuấn, Dương Nhựt Long, Lê Quốc Việt, 2004. THựC NGHIệM NUÔI TÔM CàNG XANH (MACROBRACHIUM ROSENBERGII DE MAN, 1897) VớI MậT Độ KHáC NHAU TRONG AO ĐấT. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 01: 95-104
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên