Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng sản xuất của làng nghề bánh phồng Phú Mỹ và tìm ra giải pháp để phát triển làng nghề và làm cơ sở khoa học cho các chính sách phát triển làng nghề của địa phương. Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp phân tích các số liệu thứ cấp, phương pháp thống kê mô tả, tiếp cận chuỗi giá trị và các chỉ số kinh tế được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm của làng nghề bánh phồng, thực trạng sản xuất và tiêu thụ bánh phồng. Kết quả cho thấy, tổng chi phí trung bình sản xuất các loại bánh là 20.06 nghìn đồng, chi phí cho sản xuất là 14.38 nghìn đồng (chiếm 71.68%), chi phí lao động và các chi phí khác là 5.68 nghìn đồng (chiếm 28.32%). Trong đó, chi phí sản xuất của hộ không có máy (21.35 nghìn đồng) cao hơn chi phí sản xuất của hộ có máy (18.78 nghìn đồng). Về lợi nhuận, sản xuất bánh loại 25 có giá trị cao nhất là 41.67 nghìn đồng lợi nhuận sản xuất bánh loại 25 là cao nhất là 22.6 nghìn đồng, thấp nhất là bánh ngò với lợi nhuận chỉ 0.15 nghìn đồng (nhóm hộ không có máy sản xuất); bánh mè có giá trị (35 nghìn đồng) và lợi nhuận cao nhất (11.51 nghìn đồng). Bánh loại 5 có giá trị thấp nhất là 26.13 nghìn đồng và lợi nhuận là 5.20 nghìn đồng (nhóm hộ có máy sản xuất). Qua kết quả khảo sát, làng nghề có rất nhiều thuận lợi: nguồn nguyên liệu sẵn có, thị trường tiêu thụ ổn định, tăng thu nhập cho nông hộ….Bên cạnh đó, cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình sản xuất như: thiếu vốn, thiếu máy móc, thiếu lao động, thời tiết thất thường, thiếu đất phơi bánh, thị trường nhỏ hẹp, giá đầu vào tăng, chưa có thương hiệu, bảo quản thô sơ, khan hiếm nguyên liệu đầu vào. Do vậy cần đầu tư máy móc và liên kết các hộ sản xuất để mở rộng quy mô sản xuất và tăng sản lượng sản phẩm làm ra… để từ đó có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường nhằm tăng lợi nhuận cho hộ sản xuất bánh phồng.
Loi, N.H., Khai, N.H. and Tin, H.Q., 2019. Barriers to women’ s participation in the Sustainable Rice Platform training course in Ke Sach district, Soc Trang province. Can Tho University Journal of Science. 11(1): 112-116.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên