Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Số Môi trường 2017 (2017) Trang: 86-92
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận bài: 28/07/2017
Ngày nhận bài sửa: 04/10/2017

Ngày duyệt đăng: 26/10/2017

 

Title:

Evaluation and comparison physical and chemical characteristics of soil inside and outside of the full-dyke systems in An Giang province

Từ khóa:

An Giang, chất lượng đất, lúa 3 vụ, ngoài đê, trong đê 

Keywords:

An Giang province, inside, outside, soil quality, triple rice

ABSTRACT

The study on evaluation and comparison of soil quality inside and outside the full-dyke systems had been conducted continuously for 3 years (2013 - 2016) in four districts of An Giang provinice (Chau Phu, Phu Tan, Cho Moi and Thoai Son). In each district, 15 sampling sites for each inside and outside of the full-dyke systems were selected. Soil samples were collected after the flooding season. The results showed that physical parameters of soil (pH, density, bulk density, porosity, and soil texture) were not different between soils inside and outside the full-dyke systems, except EC value and soil handness. Chemical parameters of soil inside the full-dyke were higher than that outside the full-dyke system and different significantly, this difference of total nitrogen (%N), phosphorus (P2O5) and organic matter (%C) varied 0.26% and 0.20%, 0.16% and 0.13%, 6.93% and 4.70%, respectively. The total potassium (K2O) was not different between soils inside and outside the full-dyke, which was 1.45% and 1.42%, respectively. On both of the research sites, soil quality were quite high.

TÓM TẮT

Nghiên cứu đánh giá và so sánh chất lượng đất trong và ngoài đê bao khép kín đã được tiến hành theo dõi liên tục trong 3 năm (2013 – 2016) tại 4 huyện của tỉnh An Giang (Châu Phú, Phú Tân, Chợ Mới và Thoại Sơn); mỗi huyện chọn 15 điểm trong đê và 15 điểm ngoài đê cố định để thu mẫu; mẫu được thu sau mùa lũ. Kết quả phân tích cho thấy thành phần vật lý (pH, dung trọng, tỷ trọng, độ xốp và thành phần cơ giới) không có sự khác biệt giữa trong và ngoài đê, ngoại trừ trị số EC và độ chặt. Thành phần hóa học của đất trong đê cao hơn ngoài đê và có sự khác biệt có ý nghĩa, với giá trị trong và ngoài đê được thể hiện lần lượt: tổng đạm (0,26%N và 0,20%N); tổng lân (0,16%P2O5 và 0,13%P2O5) và chất hữu cơ (6,93% và 4,70%); ngoại trừ hàm lượng tổng kali không có sự khác biệt giữa trong và ngoài đê, cụ thể trong đê 1,45%K2O và ngoài đê 1,42%K2O. Cả 2 vùng nghiên cứu, chất lượng đất được đánh giá ở mức khá đến giàu. Đặc biệt, độ phì (N,P) trong đê cao hơn ngoài đê một cách có ý nghĩa.

Trích dẫn: Nguyễn Hữu Chiếm, Huỳnh Công Khánh, Nguyễn Xuân Lộc và Đinh Thị Việt Huỳnh, 2017. Đánh giá và so sánh tính chất lý-hóa học đất trồng lúa trong và ngoài đê bao khép kín tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (1): 86-92.

Các bài báo khác
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...