Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự biến động của thành phần loài và số lượng luân trùng (Rotifera) dưới sự biến động của độ mặn ở hạ lưu sông Hậu. Kết quả sẽ làm cơ sở cho nghiên cứu về các biện pháp quản lý chất lượng nước phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững trong điều kiện xâm nhập mặn ngày càng tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mẫu môi trường và sinh vật được thu hàng tháng từ 7/2017-6/2018 vào lúc triều cao và triều thấp tại 3 địa điểm gồm Cái Côn, Đại Ngãi và Trần Đề. Kết quả cho thấy có 47 loài luân trùng ghi nhận được với tổng mật độ 38.985-79.761 ct/m3 (trung bình 1.249-2.045 ct/m3). Độ mặn tác động mạnh mẽ đến luân trùng; theo đó, số lượng loài hiện diện (Y1), mật độ (Y2) đều có mối tương quan nghịch với độ mặn và được biểu diễn bằng phương trình: Y1=-1,47*X+23,3 (X: độ mặn; R12=0,537; sig.=0,003); Y2=-529,49*X+17.045,9 (R22=0,354; sig.=0,025). Khoảng độ mặn 0-4‰ thích hợp cho các loài luân trùng trên sông Hậu phát triển. Tại các thời điểm độ mặn thấp trong năm (<4‰), người nuôi thủy sản có thể bổ sung hữu cơ để nâng cao mật độ các loài luân trùng như B. plicatilis, F. terminalis và K. cochlearis làm nguồn thức ăn tự nhiên cho việc nuôi thủy sản.
Trích dẫn: Nguyễn Công Tráng, 2018. Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ếch Thái Lan (Rana tigerina) giai đoạn nuôi thương phẩm. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(Số chuyên đề: Thủy sản)(1): 93-98.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên