Thông tin chung: Ngày nhận: 24/09/2012 Ngày chấp nhận: 22/03/2013 Title: Evaluating potential replacement of fishmeal protein by gut weed (Enteromorpha intestinalis) protein in the spotted scat (Scatophagus argus) diets Từ khóa: Bột cá, rong bún, cá nâu, tỉ lệ sống, tăng trưởng Keywords: Fishmeal, Enteromorpha intestinalis, Scatophagus argus, survival, growth | ABSTRACT This study was conducted to evaluate the potential replacement of fishmeal protein by gut weed (Enteromorpha intestinalis) protein in practical diets for spotted scat (Scatophagus argus) fingerlings. A control diet containing fishmeal as main protein source was compared with five experimental diets in which fishmeal protein was replaced by increasing dietary levels of gut weed protein that is 10%, 20%, 30%, 40% and 50%. All diets were formulated to be equivalent in crude protein (30%) and lipid (7%). 30 experimental fishes with average initial weight of 0.49 g were stocked at salinity of 5 ppt. After 2 months of feeding trial, survival of fishes were similar, ranging from 81.1 to 84.4%. No significant differences (p>0.05) were observed in the growth rate of spotted scat from 10% to 40% substitution of gut weed protein and the control diet. The proximate composition (water, protein, Ca and P content) of fish carcass was not affected by the feeding treatments. However, the lipid contents of fish carcass reduced with increasing levels of gut weed protein in the diets. These results suggest that gut weed protein could replace up to level of 40% of fishmeal protein in practical diets for spotted scat fingerlings. TóM TắT Nghiên cứu đánh giá khả năng thay thế đạm bột cá bằng đạm bột rong bún (Enteromorpha intestinalis) làm thức ăn cho cá nâu (Scatophagus argus) giống. Nghiệm thức thức ăn đối chứng với nguồn cung cấp là đạm bột cá, 5 nghiệm thức còn lại có mức đạm bột cá được thay thế bằng đạm bột rong bún lần lượt là 10%, 20%, 30%, 40% và 50%. Tất cả các loại thức ăn thí nghiệm có cùng hàm lượng đạm (30%) và lipid (7%). 30 cá thí nghiệm có khối lượng trung bình là 0,49 g được nuôi ở độ mặn 5?. Sau 2 tháng thí nghiệm, tỉ lệ sống của cá nâu giữa các nghiệm thức thức ăn tương tự nhau, dao động từ 81,1 đến 84,4%. Không có sự khác biệt thống kê (p>0,05) về tốc độ tăng trưởng của cá nâu ở mức thay thế protein rong bún từ 10% đến 40% và thức ăn đối chứng. Thành phần sinh hóa (hàm lượng nước, protein, Ca và P) của thịt cá nâu không bị ảnh hưởng bởi nghiệm thức thức ăn. Tuy nhiên, hàm lượng lipid của cá nâu có xu hướng giảm theo sự tăng hàm lượng đạm rong bún có trong thức ăn. Kết quả nghiên cứu này cho thấy đạm bột rong bún có thể thay thế đến 40% đạm bột cá trong thức ăn cho cá nâu giống. |