Kết quả bố trí thí nghiệm cho thấy 10 nhóm vi khuẩn có khả năng phân hủy hiệu quả Diazinon trong tổng số 21 nhóm vi khuẩn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng, giảm từ 14,3 đến 37,9% sau 14 ngày nuôi ủ. Các nhóm vi khuẩn phân hủy Diazinon mạnh nhất được chọn để phân lập vi khuẩn gồm CL7, CM1, HA10, HA7, TA3 và TA4. Kết quả phân lập được 87 dòng vi khuẩn, nhưng chỉ có 15 dòng vi khuẩn có khả năng phát triển trong môi trường khoáng tối thiểu có bổ sung Diazinon 20ppm. Trong số các dòng vi khuẩn phân lập thì có 4 dòng vi khuẩn có khả năng phân hủy thuốc trừ sâu Diazinon hiệu quả từ 15,4% đến 27,9% sau 30 ngày nuôi ủ và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng gồm các dòng HA7.4, TA3.2, TA4.17, HA7.1. Trong đó, dòng vi khuẩn HA7.1 có khả năng phân hủy Diazinon mạnh nhất và sau 7 gày nuôi ủ hàm lượng Diazinon giảm cao nhất (19,7%) và mật số tế bào vi khuẩn tăng cao nhất so với các khoảng thời gian còn lại. Ba thí nghiệm nhằm khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện môi trường (nhiệt độ, pH, nguồn các bon) đến sự tăng trưởng mật số tế bào vi khuẩn trong dung dịch khoáng tối thiểu sau 5 ngày nuôi ủ ở điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy đa số các dòng vii khuẩn tăng mật độ tế bào cao nhất ở 300C, pH=7 và nguồn các bon là TSB.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên