Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
11(108) (2019) Trang: 146-150
Tạp chí: KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Liên kết:

Mục tiêu của nghiên cứu là: (i) Xác định hiện trạng canh tác quýt Hồng tại Lai Vung; (ii) Tình hình sử dụng phân bón và bệnh hại ở cây quýt Hồng tại huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Tổng số 20 nông hộ được phỏng vấn về kỹ thuật canh tác, tình hình sử dụng phân bón và sâu bệnh hại. Kết quả cho thấy nông dân canh tác quýt Hồng có nhiều kinh nghiệm, nhưng diện tích trồng nhỏ lẻ. Ngoài ra, người trồng quýt hồng có có kiến thức cơ bản về kỹ thuật canh tác như thiết kế liếp, tưới tiêu nước, quản lý cỏ và xử lý ra hoa. Bệnh vàng lá thối rễ và hiện tượng rụng trái xuất hiện phổ biến ở vùng trồng quýt Hồng. Người trồng quýt Hồng chủ yếu sử dụng biện pháp hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại, ngoại trừ bệnh vàng lá, thối rễ. Phân N, P, K được bón không cân đối và cao hơn lượng phân khuyến cáo cho cây quýt Hồng. Trong đó, công thức phân N, P2O5, K2O trung bình lần lượt là: 363; 499; 225 so với lượng phân khuyến cáo là 338 kg N ha-1, 253 kg P2O5 ha-1, 152 kg K2O ha-1. Lượng phân hữu cơ và hữu cơ vi sinh trung bình lần lượt là 1709,4 và 2344,9 g/cây/năm; có đến 90% số hộ sử dụng một trong các loại phân như phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh và chế phẩm hữu cơ vi sinh. Phân tích SWOT cho thấy cần tăng cường sử dụng các biện pháp sinh học cho canh tác quýt Hồng để tạo ra những sản phẩm sạch nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Các bài báo khác
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...