Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
22 (2018) Trang: 41-48
Tạp chí: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Liên kết:

Đề tài được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới thuộc bộ môn Bảo vệ thực vật, trường Đại học Cần Thơ nhằm tìm ra chủng xạ khuẩn có khả năng quản lý bệnh héo vàng do nấm Fusarium oxysporum gây ra. Khả năng phân giải chitin của 5 chủng xạ khuẩn TTR4, TL8, TTh15, TL10 và TĐ7 được thực hiện trong môi trường chitin agar với 5 lần lặp lại. Kết quả cho thấy cả 5 chủng xạ khuẩn đều có khả năng tiết ra enzyme chitinase trong đó chủng TTR4 có khả năng tiết ra enzyme chitinase cao nhất với bán kính vòng phân giải là 19,67mm ở thời điểm 7 ngày sau khi bố trí thí nghiệm. Khả năng phân giải β-glucan của 5 chủng xạ khuẩn trên cũng được thực hiện trong môi trường β-glucan agar với 5 lần lặp lại. Kết quả cho thấy chủng TTR4 có khả năng tiết enzyme β-glucanase phân giải β-glucan cao nhất với bán kính vòng phân giải là 15,80mm ở thời điểm 14 ngày sau khi bố trí thí nghiệm. Khả nảng phòng trừ bệnh héo vàng trên khoai lang của 3 chủng xạ khuẩn (TTR4, TL8 và TTh15) cũng được thực hiện trong điều kiện nhà lưới với 5 lần lặp lại. Kết quả cho thấy chủng xạ khuẩn TTR4 khi xử lý kết hợp 2 ngày trước và 2 ngày sau khi lây bệnh nhân tạo cho tỷ lệ bệnh thấp nhất là 25,0%, chỉ số bệnh thấp nhất là 21,5% và hiệu quả giảm bệnh cao nhất là 75,0% và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại ở thời điểm 10 ngày sau khi lây bệnh nhân tạo trên cây khoai lang trong nhà lưới.

Từ khóa: Bệnh héo vàng trên khoai lang, Chitinase, Fusarium oxysporum, xạ khuẩn, β-glucanase.

Các bài báo khác
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...