Tạp chí: Hội thảo giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật mới phục vụ đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chương trình xây dựng nông thôn mới khu vực phía Nam
Trong thời gian qua, để đáp ứng tính thương mại hóa cũng như nhu cầu thị trường, các cơ sở chăn nuôi đã tiến hành lai tạo không kiểm soát giữa các giống gà trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm ưu thế lai (VD: Tàu Vàng x Lương Phượng, Tàu Vàng x Isa brown, Nòi x Tam Hoàng,...). Điều này đã làm mất dần đi những những nguồn gen quý ở giống gà bản địa. Thêm vào đó, chất lượng thịt của các con lai chưa thật sự thỏa mãn thị hiếu của người tiêu dùng cũng như hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi. So với các giống ngoại và lai, các giống gà địa phương thường cho năng suất kém những chất lượng thịt lại thơm ngon và sức khỏe tốt hơn.
Tàu Vàng là giống gà bản địa của một số tỉnh phía Nam có khả năng tự tìm kiếm thức ăn ngoài môi trường. Đặc điểm ưu việt của gà Tàu Vàng là i) ngoại hình (chân vàng, da vàng, mỏ vàng,…) và chất lượng thịt đáp ứng được yêu cầu người tiêu dùng, ii) sức kháng bệnh tốt, dễ nuôi trong điều kiên chăn thả/ bán chăn thả ở qui mô nông hộ, iii) năng suất sinh trưởng khá tốt, iv) giá đầu ra cao và luôn ổn định. Với những đặc tính quý này, gà Tàu Vàng từ lâu đã đi vào đời sống tâm linh của người dân Nam Bộ.
Về mặt di truyền, các tính trạng kinh tế (kiểu hình) thường được tạo thành do bởi sự tương tác kết hợp giữa nhiều gen cộng với sự tác động của môi trường (Kiểu hình = Kiểu gen + Môi Trường). Trong đó, yếu tố môi trường (thức ăn, dinh dưỡng, chăm sóc, tiểu khí hậu,...) có thể điều chỉnh và kiểm soát dễ dàng, đáp ứng nhanh điều kiện tốt nhất cho sinh trưởng và phát triển vật nuôi. Điều này đã được các nhà khoa học trong nước sử dụng để cải thiện năng suất vật nuôi trong thời gian qua. Gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ sinh học đã đi sâu vào phân tích đặc điểm, chức năng của một số gen kiểm soát các tính trạng kinh tế chính ở vật nuôi, góp phần đẩy nhanh hơn nữa tốc độ cải tiến di truyền của các tính trạng mục tiêu, rút ngắn được khoảng cách thế hệ và ổn định di truyền qua các đời sau. Có như vậy vật nuôi mới có thể bộc lộ hết tiềm năng di truyền trong điều kiện môi trường địa phương, tiến tới một hệ thống sản xuất chăn nuôi bền vững.
Đỗ Võ Anh Khoa, Nguyễn Nhựt Xuân Dung, Bùi Xuân Mến, 2013. GEN MÃ HÓA LEUKEMIA INHIBITORY FACTOR LIÊN KẾT VỚI MỘT SỐ TÍNH TRẠNG SINH LÝ - HÓA MÁU Ở LỢN ĐỰC THIẾN. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 27: 1-5
Đỗ Võ Anh Khoa, 2012. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘT BIẾN ĐIỂM C1032T TRÊN GEN IGFBP2 TRÊN CÁC TÍNH TRẠNG NĂNG SUẤT THỊT Ở GÀ TÀU VÀNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 24b: 1-7
Đỗ Võ Anh Khoa, Nguyễn Minh Thông, 2013. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP LÊN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ FCR Ở GÀ TÀU VÀNG GIAI ĐOẠN 1 - 4 TUẦN TUỔI. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 25: 114-118
Đỗ Võ Anh Khoa, 2013. ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG TRỨNG VÀ CHỈ SỐ HÌNH DÁNG LÊN TỈ LỆ ẤP NỞ VÀ THÔNG SỐ TRỨNG GÀ TÀU VÀNG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 26: 12-18
Đỗ Võ Anh Khoa, Lưu Hữu Mãnh, 2012. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ CHUỒNG NUÔI LÊN SỨC KHỎE GÀ ROSS 308. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 22c: 83-95
Đỗ Võ Anh Khoa, Nguyễn Minh Thông, 2013. ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ NHÓM DÒNG LÊN TỶ LỆ CÓ PHÔI, TỶ LỆ ĐẺ VÀ CHỈ SỐ HÌNH DÁNG TRỨNG GÀ TÀU VÀNG NUÔI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 25: 92-97
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên