Ngày nhận bài:28/07/2017 Ngày nhận bài sửa: 23/10//2017
Ngày duyệt đăng: 26/10/2017
Title:
Establishing the model for supporting agricultural land use allocation - A case study in My Xuyen district, Soc Trang province
Từ khóa:
Bố trí đất đai, bố trí không gian, Mỹ Xuyên, quy hoạch sử dụng đất, ST-LUAM
Keywords:
Land use allocation, land use distribution, land use planning, My Xuyen, ST-LUAM
ABSTRACT
Land use allocation is one of the most important steps in land use planning. This paper is aimed to present a new model for supporting land use distribution in agricultural land use planning named Soc Trang Land Use Allocation Model (ST-LUAM). The model was conducted based on Cellular Automata and GAMA platform. The input data was the land use map (from local government in 2010), and it was divided into cells. Each cell showed land use type and was referenced to land unit map. Based on these relations, the cells data values were determined including (i) land suitability, (ii) apparent frequency of each land use type in para-cells, (iii) distance from traffic road and rivers, and (iv) local economic capability. The ST-LUAM model was applied for allocating agricultural land in My Xuyen district, Soc Trang province for the year of 2015 with various scenarios. The all indexes combined scenario showed the best result in comparison with the real land use map in 2015 with the Kappa coefficient of 0.97. Therefore, the ST-LUAM model initially showed its prospect and allowed to broadly apply in agricultural land use distribution in the Mekong Delta.
TÓM TẮT
Bố trí đất đai là một trong những bước quan trọng trong quy hoạch sử dụng đất. Bài viết nhằm giới thiệu một mô hình bố trí đất đai mới trong quy hoạch sử dụng đất đai tên là mô hình ST-LUAM (Soc Trang Land Use Allocation Model - ST-LUAM). Phương pháp xây dựng mô hình được thực hiện trên mô hình Cellular Automata kết hợp với phần mềm GAMA để thực hiện giải thuật bố trí đất đai. Dữ liệu đầu vào của mô hình là bản đồ hiện trạng sử dụng đất (năm 2010) của địa phương và các dữ liệu này được chia thành các ô nhỏ. Mỗi cell có hiện trạng sử dụng đất và được đối chiếu với bản đồ đơn vị đất đai nhằm xác định các chỉ số của cell về (i) cấp thích nghi tự nhiên đối với từng kiểu sử dụng, (ii) tỷ lệ xuất hiện của kiểu sử dụng trong các ô lân cận, (iii) khoảng cách đến đường giao thông và sông rạch, (iv) khả năng kinh tế của địa phương. Mô hình ST-LUAM đã được thử nghiệm để bố trí đất nông nghiệp ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng (năm 2015) theo các phương án khác nhau, trong đó, phương án tổng hợp các chỉ số cho kết quả bố trí gần thực tế nhất (Kappa =0,97). Kết quả này cho thấy mô hình ST-LUAM bước đầu cho kết quả khả quan và có thể mở rộng nghiên cứu ứng dụng trong việc bố trí đất nông nghiệp cho cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Trích dẫn: Nguyễn Hồng Thảo, Nguyễn Hiếu Trung và Lê Quang Trí, 2017. Xây dựng mô hình hỗ trợ bố trí đất nông nghiệp - Trường hợp nghiên cứu ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (2): 166-177.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên