Thông tin chung: Ngày nhận bài: 28/07/2017 Ngày nhận bài sửa: 12/09/2017 Ngày duyệt đăng: 26/10/2017 Title: Study on the quantity and nutrients content of sediment in the full-dyke and semi-dyke systems in An Giang province Từ khóa: Trong đê, ngoài đê, phù sa, An Giang Keywords: An Giang province, full-dyke, sediment, semi-dyke | ABSTRACT Full-dyke systems has been established in many provinces in the Mekong Delta, especially in An Giang provinice, and it has prevented sedimental deposition annually in the land of the full-dyke. The study on quantity and quality of sediment in full-dyke and semi-dyke systems had been conducted for 3 years (2013 - 2016) in four districts of An Giang (Chau Phu, Phu Tan, Cho Moi, and Thoai Son). In each district, 30 sediment traps, made by nylon fabric materials with 1m2 pertrap, were installed continuously for three years, including 15 in full-dyke and 15 in semi-dyke area. The traps were placed on the ground before flooding (August) at fixed positions which were located by GPS. After flooding (December), sediment in each trap was collected and analyzed for nutrient composition. The results showed that average weight of sediment in semi-dyke area (22.5 tons/ha) was five times higher (4.4 tons/ha) than that in the full-dyke area. Total phosphorus and organic matter of sediment in the full-dyke were higher than those in the semi-dyke. Total nitrogen of sediment in the full-dyke was lower than that in the semi-dyke (0.33% N and 0.65% N, respectively), and the total potassium in the full-dyke (1.42% K2O) and semi-dyke (1.44% K2O) was not different. The annual flood discharging into the full-dyke of Phu Tan district (2015) showed that the total sedimental deposition was 4.7 tons/ha, and it provided 8.73%, 9.43%, and 82.7% of nitrogen, phosphorus, and potassium demand, respectively. TÓM TẮT Hệ thống đê bao khép kín đã được xây dựng ở nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt tỉnh An Giang đã có ảnh hưởng phần nào đến khả năng bồi tích phù sa hằng năm vào trong đồng ruộng. Việc xác định khả năng bồi tích và đánh giá thành phần dinh dưỡng phù sa tại 4 huyện (Châu Phú, Chợ Mới, Phú Tân và Thoại Sơn) của tỉnh An Giang đã được thực hiện liên tục trong 3 năm (2013-2016). Mỗi huyện đặt 15 bẫy phù sa trong đê và 15 bẫy phù sa ngoài đê, bẫy được làm bằng vải nylon có diện tích 1 m2, được đặt trên mặt ruộng trước khi lũ về (tháng 8) tại các điểm cố định (được xác định bằng thiết bị định vị toàn cầu). Sau khi lũ rút (tháng 12) khối lượng phù sa được thu thập và phân tích thành phần hóa học. Kết quả nghiên cứu cho thấy khối lượng phù sa trung bình hằng năm bồi tích ngoài đê (22,5 tấn/ha) cao hơn gấp 5 lần (4,4 tấn/ha) so với trong đê và khác biệt có ý nghĩa. Tổng lân và chất hữu cơ của phù sa trong đê cao hơn ngoài đê và khác biệt có ý nghĩa. Hàm lượng đạm tổng số của phù sa trong đê thấp hơn ngoài đê (0,33%N và 0,65%N) và khác biệt có ý nghĩa, riêng tổng kali (1,42%K2O và 1,44%K2O) thì không khác biệt. Việc xả lũ định kỳ 3 năm/lần của huyện Phú Tân (năm 2015) đã cho thấy khối lượng phù sa bồi tích được 4,7 tấn/ha. Tổng lượng dinh dưỡng N,P,K có trong phù sa của đợt xả lũ định kỳ chỉ đáp ứng được 8,73%, 9,43% và 82,7% so với nhu cầu sử dụng phân hóa học thực tế của người dân. |