Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường trong vùng đê bao ở thời điểm trước và sau xả lũ, là cơ sở đề xuất biện pháp quản l lũ hiệu quả tại huyện Tịnh Biên, An Giang. Nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích, chuẩn hóa số liệu, thang đo Likert, tiếp cận giá trị mong đợi để phân tích và tổng hợp các số liệu được phỏng vấn từ nông hộ. Các chỉ tiêu dựa trên các tiêu chí đánh giá đất đai của FAO (2007) và các nghiên cứu đã được thực hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy canh tác lúa sau xả lũ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường so với trước xả lũ. Mô hình canh tác lúa sau xả lũ cho tổng số điểm 3 mục tiêu (kinh tế, xã hội và môi trường) lớn hơn thời điểm trước xả lũ với số điểm lần lượt là 0,97 và 0,87. Sau xả lũ, lượng phân bón và thuốc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) giảm so với trước xả lũ.
Từ khóa:Canh tác lúa, đê bao, kinh tế, môi trường, xã hội.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên