Ngày nhận bài:28/07/2017 Ngày nhận bài sửa: 24/10/2017
Ngày duyệt đăng: 26/10/2017
Title:
Surveying the trend of surface water quality in relation with agricultural activities in the full-dyke system of Cho Moi district, An Giang province
Từ khóa:
Chợ Mới, đê bao khép kín, phỏng vấn nông hộ, sản xuất nông nghiệp
Keywords:
Agricultural production, Cho Moi, famer interview, full-dyke system
ABSTRACT
This study was conducted to evaluate the impacts of surface water quality resources on agricultural practices in the full-dyke system of Cho Moi district, An Giang province. Structured interviews method, random selection (60 farmers and 02 local officers) and descriptive statistics were used to assess the impacts of the surface water quality changes on agricultural activities (including: rice farming, upland crop, and orchard). According to farmers’ perceptions, the reduction of surface water quality and sediment loaded affected financial benefit of agricultural production. A full-dyke system decreased the sediment load supplemented to field and fertility added to the soil. Therefore, enhancement of using chemical fertilizers and pesticides leaded to rising farming cost and decreasing net benefit. Local residents tended to convert from rice and upland crop to orchard to adapt to decreasing surface water quality and sediment load.
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của chất lượng nguồn tài nguyên nước mặt lên hoạt động sản xuất nông nghiệp vùng đê bao khép kín tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Phương pháp phỏng vấn có cấu trúc, lựa chọn ngẫu nhiên (60 nông hộ và 02 cán bộ địa phương) và thống kê mô tả được sử dụng nhằm đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi chất lượng nước mặt lên các hoạt động canh tác nông nghiệp (trồng lúa, trồng màu và cây ăn trái). Theo ý kiến người dân, nguồn nước mặt tại vùng nghiên cứu đang có dấu hiệu suy giảm về chất lượng và lượng bùn, điều này đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Việc đê bao khép kín đã làm suy giảm lượng bùn bổ sung vào đồng ruộng và làm giảm độ phì nhiêu, màu mỡ của đất, do vậy người dân đã tăng cường sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó, làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận mà người dân thu được từ hoạt động sản xuất nên người dân có xu hướng chuyển từ canh tác lúa, màu sang cây ăn trái nhằm thích ứng với sự suy giảm chất lượng nước mặt và lượng bùn.
Trích dẫn: Đặng Thúy Duyên, Trần Thị Lệ Hằng, Nguyễn Đình Giang Nam và Văn Phạm Đăng Trí, 2017. Khảo sát xu hướng thay đổi chất lượng nước mặt liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trong vùng đê bao khép kín huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (1): 55-63.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên