Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Tập 56, Số CĐ Thủy sản (2020) Trang: 139-148
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận bài: 21/10/2019
Ngày nhận bài sửa: 02/11/2019

Ngày duyệt đăng: 23/04/2020

 

Title:

Species composition of Sciaenidae and their distribution in Ca Mau estuarine areas

Từ khóa:

Bảy Hạp, Cửa lớn, đặc điểm phân bố,  thành phần loài, Đồng bằng sông Cửu Long Sciaenidae

Keywords:

Bay Hap, Cua Lon, Distribution, Mekong Delta, Sciaenidae, Species Composition

ABSTRACT

The study was conducted in the estuaries of the Cua Lon and Bay Hap, Ca Mau province, from August 2017 to June 2019 in order to determine the species composition and distribution characteristics of croakers. Samples were collected bimonthly by using push nets (totally 12 sampling times). The salinity in the investuagted areas ranged between 25-28 ‰ (Cua Lon River) and 21-25 ‰ (Bay Hap River). The results showed that ten species of croakers (Sciaenidae) were identified in which the fish species composition in Cua Lon is more diverse than in Bay Hap. The croaker species are widely distributed during rainy and dry seasons at all sampling sites. In Bay Hap river, the CPUE of croaker tends to decrease from inland to the estuarine areas, with 5.2 g.ha-1 to 0.05 g.ha-1, where the most abundant areas are in Cha La (3.3 g.ha-1) and Bay Hap (2.79 g.ha-1) in both seasons. In Cua Lon river, the abundance tends to increase gradually from inland to the estuarine areas (2.89 - 27.66 g.ha-1). In the rainy season, the highest abundance of croakers is at the sampling site Sa Pho with 31.16 g.ha-1and the lowest one is at Ong Trang site (0.12 g.ha-1).

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện ở vùng cửa sông Cửa Lớn và Bảy Hạp ở tỉnh Cà Mau, từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 6 năm 2019, nhằm xác định thành phần loài và đặc điểm phân bố của họ cá đù. Mẫu cá được thu bằng lưới te, định kỳ 2 tháng/lần (12 đợt thu mẫu). Độ mặn ở vùng nghiên cứu dao động trung bình từ 25-28 ‰ (sông Cửa Lớn) và 21-25 ‰ (sông Bảy Hạp). Kết quả nghiên cứu xác định được 10 loài cá đù; trong đó thành phần loài cá đù ở sông Cửa Lớn đa dạng hơn sông Bảy Hạp. Hầu hết các loài cá đù phân bố tại các điểm thu mẫu, cả vào mùa mưa và mùa khô. Ở sông Bảy Hạp, mức độ phong phú của họ cá đù giảm dần từ bên trong ra đến khu vực cửa sông với CPUE từ 5,2 - 0,05 g/ha. Điểm phong phú nhất  là ở Chà Là (3,3 g/ha) và Bảy Hạp (2,79 g/ha) vào cả mùa khô và mùa mưa. Trong khi đó ở sông Cửa Lớn, mức độ phong phú tăng dần từ bên trong sông ra vùng cửa sông (2,89 – 27,66 g/ha). Vào mùa mưa, mức độ phong phú cao nhất là ở Sa Phô (31,16 g/ha) và thấp nhất là ở Ông Trang (0,12 g/ha).

Trích dẫn: Nguyễn Thị Vàng, Dương Trí Dũng và Trần Đắc Định, 2020. Thành phần loài và đặc điểm phân bố theo mùa của họ cá đù (Sciaenidae) ở vùng cửa sông ven biển Tây tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 56(Số chuyên đề: Thủy sản)(2): 139-148.

Các bài báo khác
 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...