Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
49 (2016) Trang: 26-31
Tạp chí: Khoa học đất
Liên kết:

Để sử dụng đất phèn hợp lý, cần dựa vào các kết quả khảo sát về nguồn gốc, phân bố, phân loại, mô hình canh tác và đặc tính lý hóa đất của đất phèn. Đề tài được thực hiện nhằm mô tả hình thái, khảo sát đặc tính lý hóa học trong mối liên quan đến mô hình canh tác trên một số địa điểm đất phèn điển hình ở vùng Trũng sông Hậu. Mẫu đất được thu theo tầng phát sinh để xác định các chỉ tiêu hóa - lý đất. Đất phèn Phụng Hiệp thuộc loại đất phèn hoạt động (Orthi Thionic Fluvisols), phẫu diện đất có xuất hiện các đốm Jarosite màu vàng rơm (2.5Y8/8) trong vòng độ sâu 40 – 110cm và tầng chứa vật liệu sinh phèn xuất hiện >110cm, mô hình canh tác ở đây chủ yếu là lúa 2 vụ. Đất phèn ở Bình Tân thuộc loại phèn tiềm tàng (Proto Thionic Fluvisols), phẫu diện đất có tầng chứa vật liệu sinh phèn Crp xuất hiện ở độ sâu 100cm cách lớp đất mặt, nhờ hệ thống đê bao ven sông Hậu nên vùng có thể canh tác 3 vụ trên năm, mô hình canh tác ở đây chủ yếu là 2 vụ khoai – 1 vụ lúa. Đất phèn ở Long Mỹ thuộc loại phèn tiềm tàng (Proto Thionic Fluvisols, Salic), phẫu diện đất có tầng chứa vật liệu sinh phèn Crp xuất hiện ở độ sâu 80cm cách lớp đất mặt, các vùng này chịu ảnh hưởng bỡi mặn vào mùa khô từ sông Cái Lớn, mô hình canh tác ở đây chủ yếu là lúa 2 vụ. Ngược lại, các tầng đất thuộc phẫu diện đất phèn Phụng Hiệp và Long Mỹ tiềm ẩn nhiều độc chất, đồng thời đất phèn Long Mỹ luôn tiềm ẩn khả năng nhiễm mặn cao.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...