Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
Tập 54, Số 3 (2018) Trang: 177-185
Tải về

Thông tin chung:

Ngày nhận bài: 10/08/2017

Ngày nhận bài sửa: 11/10/2017

Ngày duyệt đăng: 26/04/2018

 

Title:

Effect of different protein contents in rearing black apple snail (Pila polita)

Từ khóa:

Hàm lượng đạm, ốc bươu đồng, sinh trưởng, tỷ lệ sống

Keywords:

Black apple snail, growth, protein contents, survival rate

ABSTRACT

This study was conducted to evaluate the effects of different protein contents in diet on the growth and survival rate of black apple snail (Pila polita). There were 3 replicates in each treatment and snails were fed with protein levels at 15 (P15); 20 (P20); 25 (P25); 30 (P30); 35 (P35) and 40% (P40). Newly hatched snails with initial shell height and weight of 4.88 mm and 0.03g were reared in the composite tanks (80×60 cm, water column of 20 cm) with the density of 150 ind./tank. After 49 days of rearing period, the average weight and height of the snail at P25 (1.17 g and 17.3 mm) were higher (p<0.05) than those at P15 (0.85 g and 15.4 mm), P20 (1.03 g and 16.4 mm), P30 (1.10 g and 16.9 mm), P35 (1.00 g and 16.5 mm) or P40 (0.95 g and 16.2 mm). The survival rate of snails in P20 (98.0%) was higher than those in P15 (94.9%), P25 (96.0%), P30 (96.4%), P35 (96.0%) and P40 (88.4%). However, the survival rate was not significant difference among treatments (p >0.05). Snails in P25 obtained the highest yield (349 g/m2) and it was significantly different (p <0.05) from P15 (221 g/m2), P20 (311 g/m2), P30 (305 g/m2), P35 (237 g/m2) and P40 (217 g/m2). The results of this study showed that the growth rate and yield of black apple snail were highest when feeding diet contained 25% protein.

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các hàm lượng đạm khác nhau trong thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita) giai đoạn ương giống. Mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại với các mức hàm lượng đạm lần lượt là: 15 (P15); 20 (P20); 25 (P25); 30 (P30); 35 (P35) và 40% (P40). Ốc giống mới nở có chiều cao và khối lượng ban đầu là 4,88 mm và 0,03 g được ương trong bể composite (kích thước 80×60 cm, chiều cao cột nước 20 cm) với mật độ 150 con/bể. Sau 49 ngày ương, khối lượng và chiều cao trung bình của ốc ương ở hàm lượng đạm P25 (1,17 g và 17,3 mm) cao hơn (p<0,05) so với P15 (0,85 g và 15,4 mm), P20 (1,03 g và 16,4 mm), P30 (1,10 g và 16,9 mm), P35 (1,00 g và 16,5 mm) hoặc P40 (0,95 g và 16,2 mm). Tỷ lệ sống của ốc ở hàm lượng đạm P20 (98,0%) cao hơn so với P15 (94,9%), P25 (96,0%), P30 (96,4%), P35 (96,0%) và P40 (88,4%) tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05). Ương ốc ở hàm lượng đạm P25 cho năng suất (349 g/m2) cao nhất và khác biệt (p<0,05) so với P15 (221 g/m2), P20 (311 g/m2), P30 (305 g/m2), P35 (237 g/m2) và P40 (217 g/m2). Kết quả nghiên cứu này cho thấy tốc độ tăng trưởng và năng suất ốc bươu đồng đạt cao nhất khi ương bằng thức ăn phối chế với hàm lượng đạm 25%.

Trích dẫn: Võ Thị Kiều Diễm, Lê Văn Bình, Ngô Thị Thu Thảo, Nguyễn Trí Thanh và Nguyễn Anh Tuấn, 2018. Ảnh hưởng của các hàm lượng đạm khác nhau trong ương ốc bươu đồng (Pila polita) giống. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 54(3B): 177-185.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...