Đăng nhập
 
Tìm kiếm nâng cao
 
Tên bài báo
Tác giả
Năm xuất bản
Tóm tắt
Lĩnh vực
Phân loại
Số tạp chí
 

Bản tin định kỳ
Báo cáo thường niên
Tạp chí khoa học ĐHCT
Tạp chí tiếng anh ĐHCT
Tạp chí trong nước
Tạp chí quốc tế
Kỷ yếu HN trong nước
Kỷ yếu HN quốc tế
Book chapter
Bài báo - Tạp chí
(2016) Trang: 273-283
Tạp chí: Quản lý đất đai vùng Đồng Bằng sông Cửu Long 2016. Trường Đại Học Cần Thơ. 24/11/2016
Liên kết:

Đề tài được thực hiện nhằm xác định sự thay đổi các tính chất đất có tác động đến môi trường trong vùng trồng Keo lai. Thí nghiệm bố trí trên 2 khu vực (rừng Keo lai và rừng Tràm), mỗi khu vực chọn hai nhóm đất (phèn nông và phèn sâu), mỗi nhóm đất chọn 2 mức độ diện tích (10 ha), mỗi mức độ diện tích khảo sát và thu mẫu đất trên 3 cấp tuổi. Kết quả phân tích một số tính chất đất cho thấy: đối với vùng trồng Keo lai hàm lượng chất hữu cơ, TPA, Al trao đổi và tỷ trọng đất ở nhóm đất phèn nông cao hơn so với nhóm đất phèn sâu. Tuy nhiên, chỉ số pH có biến động ngược lại. Ngoài ra, hàm lượng Fe2O3, EC, TAA và dung trọng đất qua các khu vực có biến động không khác biệt nhau. Đối với vùng trồng Tràm: hàm lượng chất hữu cơ, Fe2O3, TAA, TPA, EC ở nhóm đất phèn nông có xu hướng cao hơn so với nhóm đất phèn sâu. Trong khi đó, hàm lượng Al trao đổi, chỉ số pH, dung trọng đất thì ở nhóm đất phèn nông thấp hơn so với nhóm đất phèn sâu. Khi so sánh giữa vùng trồng Keo lai và vùng trồng Tràm cho thấy dung trọng, tỷ trọng, Fe2O3 và TAA ở vùng trồng Keo lai cao hơn so với vùng trồng Tràm. Tuy nhiên, Al trao đổi, EC, chất hữu cơ và TPA trong đất ở vùng trồng Keo lai thấp hơn so với vùng trồng Tràm. Bên cạnh đó, pH ở cả 2 vùng đều có chỉ số thấp.

 


Vietnamese | English






 
 
Vui lòng chờ...