Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá được khả năng đối kháng của chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. (AP 4) với nấm Phytophthora sp. gây bệnh cháy lá trên cây khoai môn trong chế phẩm tốt nhất. Kết quả ở điều kiện phòng thí nghiệm chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. (AP 4) có khả năng đối kháng với nấm Phytophthora sp. sau 7 ngày tồn trữ tốt nhất ở chế phẩm MS 2% có mật số xạ khuẩn 1,184 106 cfu/ml, bán kính vòng vô khuẩn 14,38 - 23,88 mm và hiệu suất đối kháng 47,92 - 64,9% từ 2 - 6 ngày sau chủng bệnh (NSCB). Kết quả thí nghiệm ở điều kiện nhà lưới cho thấy khả năng phòng trị bệnh cháy lá trên khoai môn của thuốc Mancozeb tốt nhất và cao hơn so với chế phẩm MS 2%, Cám 2%, nhưng ở chế phẩm Bắp 2% có hiệu quả thấp nhất trong suốt 4 - 13 NSCB thông qua tỉ lệ bệnh, chỉ số bệnh, hiệu quả giảm bệnh và chỉ số diện tích dưới đường cong tiến triển bệnh.
Từ khóa: bệnh cháy lá khoai môn, Streptomyces sp. (AP 4), chế phẩm MS 2%, cám 2% và bắp 2%.
Trích dẫn: Nguyễn Phú Dũng, Phạm Văn Dư và Nguyễn Văn Huỳnh, 2016. Nghiên cứu đặc tính truyền vi rút lùn lúa cỏ (Rice grassy stunt virus, RGSV) của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 3): 136-144.
Trích dẫn: Nguyễn Phú Dũng, Phạm Văn Dư và Nguyễn Văn Huỳnh, 2016. Ảnh hưởng của mật số và tuổi của ấu trùng lên khả năng truyền bệnh lùn lúa cỏ (Rice grassy stunt virus) của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp (Tập 3): 145-152.
Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Lầu 4, Nhà Điều Hành, Khu II, đường 3/2, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Điện thoại: (0292) 3 872 157; Email: tapchidhct@ctu.edu.vn
Chương trình chạy tốt nhất trên trình duyệt IE 9+ & FF 16+, độ phân giải màn hình 1024x768 trở lên